Trẻ bị viêm họng sốt cao - nguyên tắc điều trị

Trẻ bị viêm họng sốt cao là một trong nhưng bệnh hô hấp thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa, khí hậu ẩm ướt, vi khuẩn và virus sinh sôi, phát triển mạnh. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng và khó chữa, nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu điều trị sai cách.

Biểu hiện của trẻ khi viêm họng sốt cao

Sốt là phản vệ bình thường của cơ thể khi có sự xâm nhập của các tác nhân như vi khuẩn, virus hay do sự thay đổi đột ngột của môi trường. Sốt do viêm họng là sự tăng thân nhiệt trên mức cho phép khi lớp niêm mạc bị viêm nhiễm, cơ thể phản ứng lại với tác nhân gây bệnh.Tùy vào từng cơ địa của trẻ khi bị viêm họng có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao (39-40 độ C). Trẻ bị sốt cao rất nguy hiểm, có nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, di chứng về não, ảnh hưởng đến tim,…

Khi bị viêm họng sốt cao, trẻ thường có những biểu hiện dưới đây:

Các biểu hiện của trẻ khi viêm họng sốt cao

  • Mệt mỏi, chán ăn, không muốn nuốt khi ăn hoặc khi uống.
  • Nghẹt mũi, khó thở, dịch nhầy chảy nhiều.
  • Đau họng dữ dội, khô rát, họng nóng bỏng.
  • Ho dữ dội, có thể ho khan hoặc ho có đờm.
  • Toàn thân nóng ran, kẹp nhiệt độ lên 39-40 độ C.
  • Sốt cao, ngủ ly bì.
  • Đối với trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều nhất là về đêm, bỏ ăn, bú ít hoặc không chịu bú do khó thở.
  • Trẻ lớn hơn thì xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đau tai, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, đau rát cổ họng.
  • Xuất hiện hạch trắng ở vùng cổ, ấn vào trẻ thấy đau.

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sốt cao

Khi trẻ sốt cao mà không được phát hiện hoặc hạ sốt đúng cách sẽ có nhiều di chứng nguy hiểm sau:

Di chứng về não

Trẻ sốt cao, nếu không được hạ nhiệt sẽ có những ảnh hưởng đến các hệ cơ quan chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ. Có thể chỉ sau 1 đêm, con bạn sẽ trở nên thiểu năng, tay chân vận động khó khăn do bại não nếu không hạ sốt đúng cách. Di chứng có thể không phục hồi được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Biến chứng đa dạng

Trẻ sốt cao mà không được can thiệp kịp thời sẽ có những biến chứng như co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, viêm phổi, viêm phế quản, …

Nguyên tắc điều trị khi trẻ viêm họng sốt cao

Cách điều trị

Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị cho trẻ bị viêm họng sốt cao là phải hạ nhiệt. Thấy con có dấu hiệu của sốt như cặp nhiệt độ thấy chỉ số cao hay dùng tay áp lên trán thấy nóng thì cần thực hiện ngay các biện pháp sau:

Hạ sốt cho trẻ bằng khăn ấm

  • Cởi bớt quần áo, mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi để con nhanh chóng thoát nhiệt. Nhưng vẫn cần phải giữ ấm vùng cổ cho con.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là muối loãng và nước hoa quả, nằm chỗ thoáng mát.
  • Với trẻ sơ sinh thì chia nhỏ bữa, bú nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ lượng nước và kháng chất cho con. Với trẻ lớn hơn thì thức ăn chế biến ở dạng lỏng, dễ nuốt.
  • Nếu trẻ sốt nhẹ, dưới 38 độ thì bố mẹ cần hạ sốt cho con bằng cách trườm và lau khăn ấm các vùng như trán, cổ, bẹn, nách.
  • Nếu trên 38 độ cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, acetaminophen, tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin có hội chứng phù não và suy gan ảnh hưởng đến trẻ. Uống thuốc mỗi lần cách nhau từ 4-6 tiếng. Dùng thuốc đặt hậu môn để nhanh chóng phát huy tác dụng.
  • Trong trường hợp trẻ sốt trên 39 độ, bố mẹ cần hạ nhiệt và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

Một số lưu ý khi trẻ bị sốt cao, co giật bố mẹ cần nhớ:

  • Tuyệt đối không day hay vuốt ngực trẻ, không xúm đông quanh trẻ khiến trẻ khó thở.
  • Không được lay người khi trẻ nghiến răng.
  • Không di chuyển trẻ ngay khi bị co giật, mà nên đặt trẻ nằm nghiêng, không gập đầu cho dễ thở, oxy lên não nhanh giảm co giật.
  • Tránh chèn hoặc đưa vật gì vào miệng trẻ, dễ gây tắc thở hoặc làm tổn thương vùng cổ họng.
  • Sau khi qua cơn co giật, cằm bé mền ra, bạn nên chèn miếng khăn mền vào khóe miệng để phòng trừ những con sau.

Điều trị viêm họng

Sau khi hạ sốt, trẻ phục hội trở lại, bạn hãy áp dụng những phương pháp điều trị triệu chứng của bệnh viêm họng và phòng tránh bệnh:

Cho trẻ sức miệng bằng nước muỗi loãng phòng tránh viêm họng

  • Cho trẻ dùng thuốc xịt họng, làm dịu mát cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch khoang miệng.
  • Dùng siro trị ho, thuốc kháng khuấn giảm đau.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Cung cấp dầy đủ các dưỡng chất thiết yếu: đạm, vitamin, các loại trái cây giúp trẻ tăng sức đề kháng, bảo vệ khỏi các tác nhân gây viêm họng.
  • Không để trẻ sử dụng quá nhiều thức ăn và nước lạnh, ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Không cho trẻ đến nơi đông người, ngăn ngừa lây lan bệnh.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, không có khói bụi, nấm mốc.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh hay các vật dụng cá nhân của bệnh nhân.
Cập nhật lúc: 22/12/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...