Tìm hiểu về viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là các đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng đặc biệt là viêm họng hạt. Do bố mẹ thường chủ quan và nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh với bệnh khác hoặc điều trị sai cách dẫn đến bệnh lâu khỏi, kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung thêm thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ để giúp bạn có cách chăm sóc con tốt hơn.

Hình ảnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng hạt

Theo thống kê tỷ lệ trẻ mắc viêm họng hạt ít hơn người lớn, nhưng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn non nớt nên dễ chuyển sang các bệnh biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận, viêm màng tim gây hẹp hoặc hở van tim.

Dưới đây là các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây bệnh viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Phần nhiều trẻ sơ sinh bị viêm họng hạt là do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu, đặc biệt trong những trường hợp trẻ sinh non.
  • Với những trẻ từ 1 tháng tuổi nguyên nhân có thể là do vi khuẩn liên cầu, phế cầu hoặc các loại vi khuẩn có sẵn trong họng, hoặc do vỡ nước ối trước khi sinh, trẻ bị sặc nước ối, ảnh hưởng đến hệ hô hấp hay trong quá trình chăm sóc phục hồi sau sinh.
  • Trẻ bị nhiễm virus khi mắc các bệnh như cúm, tay chân miệng hoặc bị lây nhiễm từ người lớn.
  • Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương hoặc đang mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa, gió lạnh, trẻ không mặc đủ ấm.
  • Thường xuyên uống nhiều nước lạnh hoặc ở trong phòng máy lạnh, nhiệt độ thấp.
  • Môi trường sống chứa nhiều khói bụi, ẩm thấp, nấm mốc, mần bệnh,…thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Dị ứng: trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, một số trẻ bị dị ứng cơ địa rất dễ bị viêm họng hạt.

Dấu hiệu viêm họng hạt cần biết

Với mỗi nguyên nhân và độ tuổi của trẻ, bệnh viêm họng hạt sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhưng phần lớn các trẻ khi mắc bệnh đều có những triệu chứng sau:

Trẻ sơ sinh bị viêm họng hạt

Trẻ sơ sinh

  • Nếu nguyên nhân là do virus, trẻ sơ sinh thường sẽ có những dấu hiệu như xuất hiện các đốm đỏ xung quanh miệng. Bàn tay, bàn chân, mông hoặc các bộ phận khác phát ban ( dễ nhầm với bệnh tay chân miệng), bé bỏ bú, ăn không thấy ngon miệng.
  • Khóc nhiều, đặc biệt khi ăn: Do trẻ sơ sinh chưa thể giao tiếp được, chúng chỉ có thể thể hiện qua tiếng khóc. Khi bị viêm họng hạt, trẻ sẽ quấy khóc, nhất là khi ăn do vùng họng bị sưng tấy, đau rát, khó nuốt.
  • Cổ họng sưng đỏ: Bố mẹ có thể quan sát bằng mắt thường thấy cổ họng trong của bé bị sứng đỏ (lưu ý, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào miệng bé).
  • Trẻ thường bực bội, bồn chồn.
  • Không hoạt bát, vui vẻ như thường.
  • Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Trường hợp sốt cao thường có nhiều biến chứng đối với trẻ nhỏ, cần lưu ý.
  • Nôn nửa,tiêu chảy.
  • Chảy nước dãi nhiều.
  • Ho: đây là dấu hiệu điển hình nhất của viêm họng hạt, bé có thể ho khan hoặc ho có đờm tùy vào tình trạng của bệnh.

Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ nhỏ

Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện rõ hơn như:

  • Trẻ thường xuyên kêu đau rát cổ họng, ngứa ngáy, khô họng.
  • Không muốn ăn, ăn không ngon miệng.
  • Hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt (38-39 độ).
  • Ho khan hoặc ho có đờm, khạc ra có chất nhầy có màu vàng hoặc xám xanh.
  • Họng của trẻ sưng tấy, xuất hiện các hạt có màu trắng hoặc màu đỏ xung quanh vòm họng. Các hạt có kích thước to nhỏ khác nhau.

Biến chứng viêm họng hạt ở trẻ

Cũng như người lớn, viêm họng hạt nếu không được điều trị sớm và kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Một số biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Gây viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang.
  • Gây viêm thanh quản, viêm phế quản, thậm chí gây viêm phổi.
  • Gây áp xe thành họng, viêm tấy quanh họng, viêm tấy amidan.
  • Gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim.
  • Viêm họng hạt kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ trở thành bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Từ đó, khiến cổ họng luôn trong tình trạng viêm nhiễm và có thể chuyển thành ung thư vòm họng về sau.
  • Một số trường hợp biến chứng xảy ra không được cấp cứu kịp thời trẻ sẽ có nguy cơ tử vong.

Những điều cần làm khi trẻ bị viêm họng hạt

1. Viêm họng hạt là tình trạng họng viêm nhiễm lâu ngày, rất khó điều trị, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, khi phát hiện con mình xuất hiện các dấu hiệu viêm họng hạt cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm biện pháp chữa trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho bé, bởi đôi khi nó sẽ khiến trẻ dễ gặp phải biến chứng hơn. Tất cả các loại thuốc sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Cha mẹ cần giữ cho môi trường trong lành, sạch sẽ, nhiệt độ phòng thích hợp, không quá lạnh hoặc quá nóng. Loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng như lông thú, bụi bẩn, nấm mốc. Tránh xa những nơi đông người, tụ tập dễ lây truyền bệnh.

Làm dịu cổ họng khi trẻ bị viêm họng hạt

3. Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu cơn đau rát họng, có thể dùng nước chanh hoặc trà ấm, không dùng nước lạnh hoặc quá nóng. Nếu con bạn dưới 1 tuổi thì không sử dụng mật ong, dễ gây ngộ độc. Nếu bé đã có thể súc miệng thì cho bé súc miệng bằng nước muối ngày 3 lần làm sạch vùng khoang miệng. Dùng máy phun sương tạo độ ẩm, giảm tình trạng khô rát họng. Chế biến thức ăn mền, dễ nuốt. Giảm ho cho trẻ bằng siro.

4. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên chia nhỏ số lần bú, bú nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ lượng nước cho con mỗi ngày. Đồng thời trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Với trẻ đã ăn dặm cần làm lỏng thức ăn, dễ nuốt, ăn nhiều hoa quả,…

5. Bé thường xuyên quấy khóc sẽ rất mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy mẹ cần cho bé nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bé bị sốt nhẹ, mẹ cần trườm và lau bằng khăn ấm các vùng như cổ, trán, nách, bẹn để hạ nhiệt.

Phòng ngừa viêm họng hạt cho trẻ

Viêm họng hạt có thể tái phát nhiều lần chính vì vậy dù bé đã bị hoặc không bị cha mẹ cũng cần chủ động phòng ngừa bệnh cho bé bằng cách:

  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ bằng cách đánh răng đều đặn ngày 2 lần, không quên dùng nước muối súc miệng để làm sạch miệng. Với trẻ sơ sinh nên dùng gạc, tia lưỡi rơ lợi lưỡi cho bé hằng ngày
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc, ô nhiễm độc hại, ổ dịch viêm họng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Mặc ấm khi thời tiết lạnh giá, không nên cho trẻ nhỏ ăn uống quá nhiều đồ lạnh vì nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt, đối với trẻ sơ sinh nên tăng cường bú sữa mẹ.
  • Tránh cho trẻ sử dụng đồ ăn quá nóng, hoặc cay sẽ làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm.
  • Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ sạch sẽ thường xuyên.
  • Khi cho trẻ ra ngoài, cần phải đeo khẩu trang cho bé.
  • Lau khô mồi hôi cho trẻ khi bé vận động nhiều.
  • Điều trị đúng cách khi trẻ bị viêm họng họng thông thường nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ bị viêm họng mãn tính, viêm họng hạt.
Cập nhật lúc: 29/12/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...