Viêm VA cấp: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm VA cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Nhiều nhất xuất hiện tại các bé đang trong độ tuổi đi học mẫu giáo, do bệnh dễ lây lan. Để biết cách phòng tránh bệnh cho con, bạn hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm VA cấp.

Viêm VA cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm VA cấp là gì?

VA là tên gọi viết tắt của Végétations Adénoides trong tiếng Pháp. Là tổ chức tế bào lympho ở vòm họng. Tuyến VA hình thành ngay khi được sinh ra, phát triển mạnh trong giai đoạn 2 tuổi và dần dần biến mất khi trẻ bước sang tuổi thứ 7. Tuy nhiên, nó vẫn còn xót lại ở một số người trưởng thành ( tỷ lệ là rất thấp).

Trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi vẫn nhận được các kháng thể từ cơ thể người mẹ, nhưng khi từ 6 tháng trở lên, lượng kháng thể này hoàn toàn không đủ, nên các tế bào VA phát triển nhanh chóng, đóng vai trò như một cửa ngõ ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Trong quá trình hoạt động tiếp xúc với các loại vi khuẩn nên việc trẻ bị viêm nhiễm VA là điều khó tránh.

Viêm VA cấp là sự viêm nhiễm cấp tính, các mô lympho có trong vòm họng bị tổn thương, nhiễm khuẩn nặng dẫn đến sưng phồng, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Lushka. Kích thước các mô lympho quá lớn dễ làm cản trở đường hô hấp ở trẻ, cần điều trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát, cấp tính. Nếu VA cấp không được điều trị sớm, bệnh kéo dài chuyển sang dạng mãn tính. Ở dạng mãn tính, bệnh khó điều trị và có nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh

Theo thông kê ở nước ta có tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh viêm VA khá cao ( khoảng 30%) với nhiều cấp độ khác nhau, nguyên nhân chính là do:

  • Virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus,…
  • Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, Haemophilus Influenzae,…

Bên cạnh đó, 1 số nguyên nhân gián tiếp gây nhiễm khuẩn ở trẻ như:

  • Trẻ thường hay bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống thức ăn quá lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có sẵn trong khoang họng tấn công và phát triển gây viêm nhiễm.
  • Trẻ mắc viêm VA sau ki nhiếm các bệnh như ho gà, sởi, thủy đậu,….
  • Do môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, vi khuẩn.
  • Do cơ địa một số trẻ bị giang mai bẩm sinh hoặc tổ chức bạch hầu phát triển nhanh, nhiều hạch ở cổ, các khối amidan nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, trú ngụ và phát triển.
  • Do các tế bào VA nằm ở vị trí ngã ba, nơi giao thoai giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp,nên khả năng viêm nhiễm cao.

Triệu chứng giúp phát hiện trẻ viêm VA cấp

Các triệu chứng của bệnh viêm VA cấp ở trẻ

Hầu hết các trẻ viêm VA cấp đều có các biểu hiện dưới đây:

  • Ở trẻ sơ sinh, bệnh khởi phát đột ngột, sốt 40-41 độ kèm theo các phản ứng dữ dội như co thắt thanh môn, co giật. Với trẻ lớn hớn cũng phát bệnh đột ngột, sốt cao, co thắt thanh quản, đau tai, có thể phản ứng màng não, nhưng mức độ nhẹ hơn trẻ sơ sinh.
  • Trẻ có thể ngạt mũi 1 phần hoặc hoàn toàn, phải thở bằng miệng, thở nhanh, nhịp không đều khi gấp gáp, khi chậm chạp. Trẻ biếng ăn, thậm chí bỏ bú, đêm ngủ trẻ hay ngáy, giọng nói mũi kín, ho liên tục.
  • Nhiều đờm nhầy, chảy dãi liên tục, hay bị nôn trớ, tiêu chảy,…
  • Hốc mũi chứa nhiều dịch mủ, họng sưng tấy, bầm đỏ, lớp niêm mạc đỏ, bị phủ một lớp nhầy màu vàng hoặc trắng.
  • Một số trường hợp xuất hiện hạch trắng góc hàm, ấn vào thấy trẻ kêu đau.
  • Màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục, hơi lóm vào.

Nếu tình trạng viêm VA cấp kéo dài khiến trẻ kém phát triển, da xanh xao, thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp, rối loạn tiêu hóa. Lâu ngày bệnh chuyển sang viêm VA mãn tính gây dị dạng giọng nói, xương sọ mặt biến dạng, răng hô, mọc lệch, môi hếch,…

Biện pháp phòng tránh

Bên cạnh những cách điều trị bệnh trên, bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ:

Cách phòng tránh viêm VA cấp cho trẻ

  • Vệ sinh sạch sẽ mũi họng hàng ngày cho trẻ, thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào mùa đông. Luôn đảm bảo cổ và gan bàn chân trẻ được giữ ấm.
  • Hạn chế thói quen ăn, uống nước lạnh cho trẻ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.
  • Cải thiện môi trường sống, không cho trẻ đến những nơi tụ tập đông người trong giai đoạn bùng phát bệnh hô hấp.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Phương pháp điều trị

Viêm VA cấp có thể gây ra nhiều bệnh lý biến chứng ở trẻ như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, rối loạn tiêu hóa, dị dạng sọ mặt,…Ngay khi phát hiện  bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cách điều trị.

  • Dùng thuốc hạ sốt: Chỉ sử dụng thuốc khi trẻ sốt trên 38.5 độ, lưu ý dùng đúng liều lượng, khoảng thời gian uống thuốc theo độ tuổi và cân nặng của trẻ.
  • Dùng thuốc làm loãng, long đờm, giảm ho, giúp trẻ dễ dàng hô hấp.
  • Dùng thuốc nhỏ mũi như nước muối sinh lý dành cho trẻ em (ephedrin 1%, argyron 1%).
  • Thường xuyên vệ sinh khoang mũi sạch sẽ cho trẻ bằng cách xì mũi hoặc dùng máy hút mũi ( với trẻ chưa biết xì mũi)
  • Điều trị triệt để các bệnh nguyên nhân.

Trong trường hợp bội nhiễm việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không quá lạm dụng thuốc, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Cập nhật lúc: 28/12/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...