Ngứa họng ho có đờm là bệnh thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Không chỉ đem đến triệu chứng khó chịu mà còn làm chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Vậy bệnh có thực sự nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân gây nên bệnh? Hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được chia sẻ trong bài viết bên dưới. Ho ngứa họng có đờm là gì? Đờm là dịch tiết không thể thiếu trong hệ hô hấp với các thành phần gồm có hồng cầu, bạch mủ cầu, chất nhầy, các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Thông thường đờm sẽ được tiết trong xoang mũi, họng, xoang trán, hốc mũi, khí phế quản…. Và khi thấy tình trạng đờm đặc thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, nhồi máu phổi. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh cấp tính hoặc mãn tính sẽ có biểu hiện ngứa họng ho có đờm khác nhau. Nếu thấy bệnh kéo dài trong vòng 3 tuần sau đó khỏi dần thì đây là bệnh cấp tình và ngược lại nếu thời gian điều trị kéo dài nhưng không thấy dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể đây là bệnh mãn tính cũng là thể bệnh khó điều trị khi không tìm đúng phương pháp điều trị rất có thể người bệnh phải chung sống với nó cả đời. Nguyên nhân gây ngứa họng ho có đờm Bị ho ngứa cổ họng có đờm chủ yếu được gây ra bởi viêm đường hô hấp và bệnh nhiễm trùng khác. Khi phế quản bị kích ứng cổ họng sẽ bị ngứa từ đó sinh ra đờm, ngoài ra các nguyên nhân khác có liên quan đến bệnh có thể kể tới: Dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như dị ứng khói bụi, di ứng phấn hoa, lông động vật khói thuốc lá…. đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ hô hấp. Nếu bị kích thích bởi các yếu tố trên cơ thể sẽ phản ứng thông qua ho có đờm. Nhiễm trùng đường hô hấp: Cơ thể kháng viêm chống lại các vi khuẩn gây bệnh cũng sẽ gây ngứa họng, ho có đờm. Virus: Triệu chứng ho có đờm cũng có thể do virus sởi, virus thủy đậu, virus ho gà gây nên. Hút thuốc: khói thuốc là chứa nhiều chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút và cả mọi người xung quanh. Khi khói thuốc xâm nhập vào bên trong cơ thể sẽ gây tổn thương phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp điển hình là tình trạng ho, ho có đờm hoặc ho ngứa cổ họng. Các bệnh về đường hô hấp: bệnh viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm mũi dị ứng…. cũng là nguyên nhân gây nên ngứa cổ họng. Ngứa họng ho có đờm do nhiều nguyên nhân gây ra có thể do dị ứng, virus, nhiễm trùng….. Ngứa họng ho có đờm là cảnh bảo của bệnh gì? Như những cảnh báo phía trên biểu hiện ngứa cổ họng ho có đờm do nhiều nguyên nhân gây nên, cũng có thể dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Một trong những bệnh phổ biến có thể kể tới: Bị giãn phế quản Giãn phế quản là biến chứng để lại của viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính nếu chưa được điều trị dứt điểm. Và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngứa họng ho có đờm. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm cho vị trí giãn phế quản lan rộng để lại nhiều hệ quả nguy hiểm như tái phát bội nhiễm, mủ màng phổi, khí phế thũng, áp xe phổi, xơ phổi, mủ phổi. Tình trạng ho có đờm hay ngứa cổ họng do nguyên nhân này thường xuất hiện nhiều vào mỗi sáng sớm khi thức dậy và đờm sẽ đóng thành khuôn màu trắng đục. Tắc nghẽn phổi mãn tính Tắc nghẽn phổi mãn tính còn được gọi với tên khác là bệnh COPD. Bệnh thường gặp nhất ở đối tượng làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, nhiều chất độc hại hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc lá cùng với đó là các triệu chứng phổ biến như ho, ho có đờm, tức ngực, đờm màu trắng, khó thở, ngứa cổ họng. Với các triệu chứng trên bệnh COPD làm nhiều người lầm tưởng với hen suyễn. Tuy nhiên khi bị hen suyễn người bệnh thường sẽ ho khan, ho tiết ra nhiều đờm khi khạc đờm cơn hen sẽ giảm dần. Bệnh lao phổi Lao phổi tác nhân gây ngứa họng ho có đờm mà không phải ai cũng biết. Bệnh do sự tấn công của vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây nên, chúng lây qua đường không khí xâm nhập vào cơ thể và tấn công các cơ quan, các mô trong cơ thể. Lao phổi bệnh có thể là tác nhân gây ho có đờm Bên cạnh đó, với người bệnh lao phổi thường sẽ xuất hiện đờm trắng đục gần giống với nước vo gạo hoặc sữa, thi thoảng đờm có thể lẫn với máu tươi. Ngoài ra khi bị lao phổi bệnh nhân sẽ phải đối diện với các triệu chứng khác như tức ngực, sốt về chiều, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó thở, sụt cân nhanh chóng….. Bị viêm xoang Viêm xoang bệnh hô hấp với triệu chứng thường gặp như ngứa họng, ho có đờm. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ bị tắc xoang mũi gây nghẹt mũi. Từ đó làm cho phần dịch nhầy trong cổ họng tiết ra chảy xuống mặt sau của cổ họng. Có thể ban ngày chất nhầy sẽ tự trôi xuống hệ tiêu hóa nhưng về đêm chúng sẽ ứ đọng tại cổ họng gây ho. Chính vì thế người bị viêm xoang thường bị ho, ho có đờm, khô họng, rát họng đặc biệt là về đêm. Phương pháp điều trị ngứa họng ho có đờm hiệu quả Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau. Đặc biệt cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu. Mẹo chữa trị theo dân gian Chữa ngứa họng tại nhà bằng dân gian sẽ đem đến hiệu quả nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu đang tìm kiếm bài thuốc phù hợp bạn có thể tham khảo các mẹo sau: Rau diếp cá Trong đông y, diếp cá là loại rau có tính mát đem lại công dụng tiêu đờm, thải độc tố tốt cho người bị ho, viêm họng, ngứa họng. Cách thực hiện: chuẩn bị rau diếp cá giã nhuyễn rồi trộn cùng với nước vo gạo. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho tới khi sôi, lọc bã lấy nước uống hàng ngày cho tới khi bệnh được cải thiện. Ngứa họng gây ho bệnh có thể được cải thiện tại nhà bằng cách uống nước diếp cá Nước muối Với tính kháng viêm, sát khuẩn cao súc miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ giúp giảm đau rát cổ họng, giảm ngứa họng, loại bỏ vi khuẩn đường hô hấp. Chính vì thế súc miệng bằng nước muối hàng ngày cũng là cách hiệu quả để đẩy lùi ho ngứa họng tại nhà. Chanh Dịch nhầy và vi khuẩn trong cổ họng sẽ nhanh chóng được tiêu diệt bởi lượng lớn vitamin C chứa trong quả chanh. Cách thực hiện: Chuẩn bị chanh + mật ong. Vắt nước cốt nhanh rồi cho vào nước ấm và pha cùng với mật ong. Hoặc bạn cũng có thể rửa sạch chanh, cắt thành nhiều lát mỏng, tiếp theo trộn cùng muối và hạt tiêu ngậm từ 2 – 3 lần/ ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Gừng Vị ấm, tính cay của gừng mang lại tác dụng lớn trong việc điều trị viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm. Cách thực hiện: sơ chế sạch gừng tươi, cắt thành lát nhỏ tiếp theo ngâm trong nước ấm khoảng từ 2 – 3 phút, có thể cho thêm mật ong vào hỗn hợp để dễ uống hơn. Biện pháp chữa trị theo đông y Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20g la hán sắc và 12g bạch tạng bì sắc lấy nước và uống trong khoảng 2 tuần sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt. Bài thuốc 2: Chuẩn bị nguyên liệu gồm khoản đông hoa, bạch tử, bạch giới tử mỗi thử 12g; cát cánh, tử uyển, hạnh nhân mỗi loại 9g. Sắc lấy nước uống trong vòng 7 ngày. Phương pháp chữa bệnh bằng đông y là cách an toàn để cải thiện bệnh tại nhà Dùng thuốc tây y Chữa bệnh bằng thuốc tây y luôn là phương pháp được lựa chọn hàng đầu bởi độ hiệu quả cũng như tốc độ chữa trị tức thì. Khi bị ngứa họng có đờm bạn nên đi khám tại đây các bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp nhất với mức độ bệnh, một trong số loại thuốc đó có thể được kể tới: Thuốc kháng sinh Triệu chứng ho, đau họng sẽ giảm tức thì nếu sử dụng kháng sinh trong trường hợp bị bệnh do nhiễm khuẩn. Nhưng để đem tới hiệu quả như mong muốn người bệnh nên uống thuốc đúng liều lượng, uống đúng loại theo đơn kê từ bác sĩ. Thuốc kháng viêm Nếu xuất hiện bệnh viêm đường hô hấp thì bệnh nhân có thể sẽ được kê các loại thuốc Diclophenac, Ibuprofen. Thuốc tiêu đờm Ho có đờm muốn tiêu đờm, giảm độ đặc của đờm bạn có thể tham khảo các loại thuốc phổ biến như Acetylcystein, Ambroxol, Carbocisteine. Thuốc giảm ho Thuốc điều trị giảm ho thường dùng cho trường hợp ho dai dẳng, ho nhiều ngày không khỏi. Các loại thuốc phổ biến như Natribenzoat, Ambroxol. Ngoài các phương pháp trên, cách chữa ho ngứa họng bằng thảo dược được chiết xuất từ tự nhiên cũng là cách hiệu quả được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Heviho thực phẩm chức năng được bào chế dưới dạng viên nén và siro ho là sản phẩm cứu cánh cho nhiều người bệnh. Với thành phần từ cát cánh, xuyên bối mẫu, xạ can…..hỗ trợ công dụng giảm ho, tiêu đờm, kháng viêm nhất là với bệnh nhân bị viêm thanh quản, ho khan, ho đờm. Để hiểu hơn về công dụng cũng như liều lượng, đối tượng sử dụng hãy nhấc máy và gọi ngay tới tổngd đài 1800 1208 để được tư vấn chi tiết nhất. Chữa ho, ngứa họng bằng thuốc luôn được lựa chọn hàng đầu bởi tốc độ và hiệu quả Cách phòng ngừa bệnh tại nhà Ngừa bệnh với người khỏe mạnh Không chỉ với người bệnh mà đối với người khỏe mạnh cũng cần bảo vệ sức khỏe bản thân bằng một số biện pháp ngừa bệnh như sau: Hạn chế tiếp xúc gần với những tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm….. Giảm tiêu thụ rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích gây hại lên hệ hô hấp. Giữ khoảng cách an toàn với người bệnh, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị bệnh. Đeo khẩu trang nếu cần tiếp xúc với bệnh nhân. Vệ sinh răng, mũi, miệng sạch sẽ để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn và giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay chuyên dụng. Duy trì thói quen tập thể dục cộng với thói quen sống lành mạnh để đẩy lùi bệnh. Xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dưỡng chất. Giữ ấm cổ họng, cơ thể mỗi khi thời tiết thay đổi đặc biệt trong thời gian giao mùa. Với người đang bị bệnh Để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh sang mọi người xung quanh người bệnh nên thực hiện các biện pháp cơ bản sau: Rửa sạch tay bằng xà phòng mỗi khi hắt hơi. Sát khuẩn, vệ sinh đồ dùng cá nhân để hạn chế lây nhiễm chéo sang các thành viên khác trong gia đình. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Những thông tin trong bài trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những kiến thức cần thiết về bệnh ngứa họng ho có đờm. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng cũng như mức độ bệnh của bản thân. Tuy nhiên, nếu thấy bệnh ngày càng nặng thì đừng chủ quan mà hãy chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Đờm
Chữa ho viêm họng có đờm cho bé với chanh và muối
Viêm họng kèm theo ho, có đờm là bệnh phổ biến, có thể thấy ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đặc biệt trong điều kiện giao mùa như hiện nay, số người nhiễm viêm họng tăng cao. Hầu hết mọi người khi mắc bệnh đều có triệu chứng ho có đờm, gây nhiều phiền toái. Vậy cách chữa ho viêm họng có đờm như thế nào đạt hiệu quả? Trong bài viết ngày hôm nay, sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về một trong vô vàn cách chữa ho có đờm do viêm họng bằng chanh và muối. Chanh và muối có công dụng trị ho Trong vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng làm mát dịu cổ họng, chứa nhiều vitamin C, kali, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Hơn nữa chanh kết hợp với muối có vị mặn, tính sát khuẩn cao, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ họng ngay lập tức. Nước chanh muối cung cấp đủ các loại muối kháng giúp cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Bạn có thể ngậm hoặc dùng với nước ấm. Ngoài ra, chanh còn một số công dụng khác như: Chanh chứa kali giúp điều hòa huyết áp, chống trầm cảm, loại bỏ cảm giác khó chịu, chóng mặt. Chứa nhiều vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch, là phương thuốc lý tưởng cho những ai hay bị cảm cúm. Chanh giúp thải độc tố, kích thích hoạt động của thận, làm sạch thành ruột và cung cấp nước cho cơ thể. Làm sạch gan, loại bỏ độc tố ra ngoài. Giảm cân, lọc máu. Điều trị triệu chứng của các dạng viêm họng. Với những công dụng trên, chanh và muối được dùng để làm giảm các cơn ho, làm tiêu đờm ở những người bị viêm họng hoặc cảm lạnh. Hơn nữa, chanh muối còn hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, tăng sức đề kháng. Cách dùng chanh muối chữa ho viêm họng có đờm Chanh muối có nhiều công dụng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách ngâm và sử dụng như thế nào. Dưới đây là các bước thực hiển để có được một hũ chanh muối đạt chuẩn: Nguyên liệu chuẩn bị: Chanh tươi, muối, phèn chua và 1 hũ thủy tinh. Bạn nên chọn những quả chanh to, tròn, vỏ mỏng, tránh những quả dập nát, héo. Đầu tiên, đem chanh đi rửa sạch, để ráo nước. Chà vỏ chanh với muối hạt để loại bỏ tinh dầu (tránh hiện tượng nổi váng khi ngâm), khi nào muối chuyển sang màu xanh thì dừng. Đem rửa lại với nước vài lần cho sạch. Sau đó trần lại chanh với nước đun sôi khoảng 2-3 phút. Vớt ra, để ráo nước. Lấy một lượng phèn chua vừa đủ pha với nước lạnh. Cho chanh đã trần vào ngâm qua 1 đêm. Sáng hôm sau vớt chanh ra, rửa nhiều lần với nước cho sạch. Sau khi rửa sạch chanh, đem phơi dưới nắng cho đến khi ngả màu vàng, vỏ se lại thì đem vào chỗ râm cho nguội. Tiếp theo đun nước muối đặt ( độ đặc vừa đủ, không cho quá nhiều hoặc quá ít muối, có thể dùng hạt cơm để kiểm tra độ mặn của nước muối), lọc bỏ tập chất có trong muối. Xếp chanh vào hũ thủy tinh, đổ nước muối đặc đã lọc ngập chanh, dùng que tre hoặc đĩa sứ nhỏ chèn bên trên để chanh luôn chìm dưới nước muối. Để như vậy sau 1 tháng là có thể dùng, để càng lâu, chanh muối càng phát huy tác dụng. Một hũ chanh muối này, bạn có thể dùng cho cả năm, thậm chí là 3 năm cũng không bị nổi váng hay sủi bọt, nấm mốc. Mỗi khi cảm thấy nóng sốt, đau họng, ngứa ngáy, khó chịu, có triệu chứng húng hắng ho, bạn chỉ cần lấy một thìa chanh muối pha với nước ấm để uống. Sau vài lần dùng, những triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyện giảm.Nếu muốn thơm ngon hơn, khi dùng bạn có thể cho thêm ít nước cốt chanh. Một số lưu ý: Tuyệt đối không pha chanh muối với nước lạnh, không những không trị được ho do viêm học có đờm mà còn khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều đờm và ho kéo dài. Khi pha nước cốt chanh muối nên lấy một lượng vừa đủ, tránh trường hợp bị loãng quá hoặc đặc quá sẽ không phát huy được công dụng. Nếu hũ chanh muối của bạn bị nổi váng bọt, đừng vội vứt đi, bạn hãy vớt váng ra và cho thêm muối vào hũ chanh hoặc thay nước muối mới. Trường hợp quả chanh bị đen khi ngâm, nhưng chưa chắc đã phải hỏng. Bạn hãy kiểm tra thông qua mùi thơm, nếu mở nắp ra mà vẫn có mùi thơm của chanh thì không có vấn đề gì. Chỉ cần mang phơi nắng vài hôm là quả chanh sẽ có màu trong ngay. Nếu không có mùi thơm thì chanh muối của bạn đã hỏng, bạn nên làm lại một hũ mới. Ngoài cách sử dụng chanh muối trên để chữa viêm họng ho có đờm thì bạn có thể áp dụng những cách đơn giản hơn như súc miệng bằng nước muối loãng ( ngày 3-4 lần) hay trước khi đi ngủ ngậm 1 lát chanh với mấy hạt muối. Chúng đều có công dụng trị ho có đờm do bệnh viêm họng hoặc các bệnh về đường hô hấp khác gây ra. Siro Heviho – giảm nhanh tình trạng ho, viêm họng, có đờm Bên cạnh những cách chữa ho có đờm trên thì hiện nay việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang là xu hướng được nhiều người tin dùng. Siro Heviho là một trong những giải pháp đã được nhiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn an toàn cho sức khỏe, không có tác dụng phụ như thuốc kháng sinh. Siro Heviho là giải pháp ngăn ho viêm họng có đờm an toàn được nhiều người lựa chọn Hoạt chất S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng ức chế trên 50% thể tích khối viêm. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm ra ra tác dụng và ứng dụng Sâm đại hành trong việc chống viêm, kháng khuẩn, sử dụng trong điều trị viêm đường hô hấp. Xạ can có thành phần chính là các flavonoids, isoflavonoids, titerpenoids, dịch chiết từ phần thân rễ của cây có tác dụng chống viêm mạnh dùng trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp. Xạ can chống viêm, giảm đau rất mạnh (tác dụng chống viêm tương tự Indomethacine), có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp và nhiều chủng vi nấm, giảm ho, giảm đờm. Bên cạnh đó, Cát cánh có công dụng tiêu đờm; Xuyên bối mẫu giúp long đờm, chống viêm, chống phù nề; Mạch môn làm giảm kích thích đường hô hấp. Sản phẩm Siro Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tránh tái phát. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bé thoát khỏi những khó chịu do ho, đờm và viêm họng nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Siro Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Ho có đờm do viêm họng ở trẻ - mẹ chớ chủ quan!
Khác với các triệu chứng ho thông thường, ho có đờm do viêm họng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Nếu ho có đờm kéo dài lâu ngày có thể gây tắc ứ đường thở, hệ lụy tới nhiều bệnh về đường hô hấp khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ho có đờm do viêm họng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ Màu của đờm khi ho nói lên tình trạng viêm họng Ho không phải là bệnh mà là một trong các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi,… Ho là một phản xạ tự nhiên, có lợi cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ các chất bài tiết, bụi bẩn, chất gây kích ứng, dị vật ra khỏi cổ họng, có tác dụng làm sạch phổi, tiêu đờm. Ho có đờm xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra, quyện lẫn tạp chất. Trẻ bị viêm họng thường có đờm gây khò khè khi thở. Tùy vào từng thời điểm của bệnh mà đờm nhầy có số lượng, màu sắc, mùi vị, kết cấu đặc hay loãng khác nhau. Màu trắng đục Nếu đờm có màu trắng đục có nghĩa là các mô trong mũi bị sưng,chất dịch nhầy trong khoang họng không thể di chuyển qua đường mũi ra ngoài như thường. Lâu dần, tích tụ lại trở nên đặc quánh thành các mảng vẩn đục màu trắng.Thông thường trẻ các bệnh về viêm đường hô hấp như viêm họng trong giai đoạn đầu, khi mới chớm bị viêm nhiễm thì đờm có màu trắng ngà. Màu vàng hoặc xanh Nếu nguyên nhân gây viêm họng là virus hoặc vi khuẩn thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ huy động các bạch cầu tấn công lại. Tế bào bạch cầu chứa protein có màu xanh, quyện lẫn với các tạp chất tạo nên dịch đờm màu xanh. Nếu đờm có mùi hôi thì đồng nghĩa với việc trong khoang họng của trẻ đã xuất hiện mủ (thường gặp khi viêm họng chuyển sang dạng mãn tính viêm họng hạt). Màu hồng hoặc đỏ Đờm có màu hồng và đỏ chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng. Xảy ra xuất huyết trong họng hoặc có thể bệnh đã biến chứng sang phù phổi cấp, nhiễm trùng phổi. Nếu hiện tượng ho ra đờm có máu kèo dài, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Cách giảm ho có đờm do viêm họng Màu sắc của đờm càng đậm, càng đặc quánh, có mùi thì mức độ nghiêm trọng của bệnh càng cao. Vì vậy, ngay trong giai đoạn đầu của ho có đờm, bạn nên có phương pháp chữa trị sớm và phù hợp. Dưới đây là một vài cách chữa trị ho có đờm bạn nên tham khảo: Những phương pháp điều trị ho có đờm do viêm họng Dùng thuốc Thuốc giảm ho: có tác dụng làm giảm kích thích họng, hạn chế các cơn ho. Làm dịu lớp niêm mạc bị viêm nhiễm. Các loại thuốc thường dùng như codein, pholcodin, dextromethorphan. Trong đó pholcodin và codein có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp, dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau. Nên trẻ em, người bị hen suyễn, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được dùng codein có thể gây ức chế hô hấp. Thuốc long đờm: có tác dụng làm loãng đờm, tiêu dịch nhày, giảm độ nhớt, đặc quánh của đờm, giúp cho đờm dễ dàng di chuyển ra ngoài. Thuốc chống viêm, tiêu đờm: giảm viêm nhiễm, sưng đau do viêm họng gây ra. Hạn chế kích ứng vùng họng, giảm ho, tiêu đờm. Liệu pháp tự nhiên Để giúp cho quá trình loại bỏ đờm khi ho do viêm họng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên: Làm ẩm không khí: Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp khiến cổ họng của bạn bị khô rát, gây kích ứng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Việc làm ẩm không khí bằng máy phun sương, máy làm ẩm không khí giúp giảm ho có đờm, độ ẩm tăng giúp đờm trong họng loãng ra, ít quánh đặc, hạn chế hiện tượng tắc nghẽn đường thở. Uống đủ nước: Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần ( tối thiểu 1 lít nước mỗi ngày) giúp làm dịu nóng rát cổ họng khi bị viêm nhiễm. Đồng thời nước cũng có công dụng làm mền, lỏng chất dịch đờm khiến chúng dễ dàng thoát ra ngoài qua đường miệng mũi. Thực phẩm: Khi trẻ bị ho có đờm do viêm họng, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống. Không sử dụng các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ làm tăng tiết dịch ở khoang miệng. Tích cực bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho đường hô hấp như mật ong, chanh, quất, tỏi,…các loại vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ: đặc biệt là vệ sinh khoang miệng phải đảm bảo luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng hơn, bệnh lâu khỏi dễ chuyển sang dạng mãn tính khó điều trị. Thực hiện súc miệng bằng nước muối loãng 3 lần trong ngày, sau khi ăn. Dùng tinh dầu: một số loại tinh dầu như khuynh diệp, bạc hà, bạch đàn,… để xong giúp giảm ho, giảm đờm, thông mũi, điều hòa không khí.