Viêm họng

Chữa ho viêm họng có đờm cho bé với chanh và muối

Viêm họng kèm theo ho, có đờm là bệnh phổ biến, có thể thấy ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đặc biệt trong điều kiện giao mùa như hiện nay, số người nhiễm viêm họng tăng cao. Hầu hết mọi người khi mắc bệnh đều có triệu chứng ho có đờm, gây nhiều phiền toái. Vậy cách chữa ho viêm họng có đờm như thế nào đạt hiệu quả? Trong bài viết ngày hôm nay, sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về một trong vô vàn cách chữa ho có đờm do viêm họng bằng chanh và muối. Chanh và muối có công dụng trị ho Trong vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng làm mát dịu cổ họng, chứa nhiều vitamin C, kali, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Hơn nữa chanh kết hợp với muối có vị mặn, tính sát khuẩn cao, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ họng ngay lập tức. Nước chanh muối cung cấp đủ các loại muối kháng giúp cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Bạn có thể ngậm hoặc dùng với nước ấm. Ngoài ra, chanh còn một số công dụng khác như: Chanh chứa kali giúp điều hòa huyết áp, chống trầm cảm, loại bỏ cảm giác khó chịu, chóng mặt. Chứa nhiều vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch, là phương thuốc lý tưởng cho những ai hay bị cảm cúm. Chanh giúp thải độc tố, kích thích hoạt động của thận, làm sạch thành ruột và cung cấp nước cho cơ thể. Làm sạch gan, loại bỏ độc tố ra ngoài. Giảm cân, lọc máu. Điều trị triệu chứng của các dạng viêm họng. Với những công dụng trên, chanh và muối được dùng để làm giảm các cơn ho, làm tiêu đờm ở những người bị viêm họng hoặc cảm lạnh. Hơn nữa, chanh muối còn hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, tăng sức đề kháng. Cách dùng chanh muối chữa ho viêm họng có đờm Chanh muối có nhiều công dụng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách ngâm và sử dụng như thế nào. Dưới đây là các bước thực hiển để có được một hũ chanh muối đạt chuẩn: Nguyên liệu chuẩn bị: Chanh tươi, muối, phèn chua và  1 hũ thủy tinh. Bạn nên chọn những quả chanh to, tròn, vỏ mỏng, tránh những quả dập nát, héo. Đầu tiên, đem chanh đi rửa sạch, để ráo nước. Chà vỏ chanh với muối hạt để loại bỏ tinh dầu (tránh hiện tượng nổi váng khi ngâm), khi nào muối chuyển sang màu xanh thì dừng. Đem rửa lại với nước vài lần cho sạch. Sau đó trần lại chanh với nước đun sôi khoảng 2-3 phút. Vớt ra, để ráo nước. Lấy một lượng phèn chua vừa đủ pha với nước lạnh. Cho chanh đã trần vào ngâm qua 1 đêm. Sáng hôm sau vớt chanh ra, rửa nhiều lần với nước cho sạch. Sau khi rửa sạch chanh, đem phơi dưới nắng cho đến khi ngả màu vàng, vỏ se lại thì đem vào chỗ râm cho nguội. Tiếp theo đun nước muối đặt ( độ đặc vừa đủ, không cho quá nhiều hoặc quá ít muối, có thể dùng hạt cơm để kiểm tra độ mặn của nước muối), lọc bỏ tập chất có trong muối. Xếp chanh vào hũ thủy tinh, đổ nước muối đặc đã lọc ngập chanh, dùng que tre hoặc đĩa sứ nhỏ chèn bên trên để chanh luôn chìm dưới nước muối. Để như vậy sau 1 tháng là có thể dùng, để càng lâu, chanh muối càng phát huy tác dụng. Một hũ chanh muối này, bạn có thể dùng cho cả năm, thậm chí là 3 năm cũng không bị nổi váng hay sủi bọt, nấm mốc. Mỗi khi cảm thấy nóng sốt, đau họng, ngứa ngáy, khó chịu, có triệu chứng húng hắng ho, bạn chỉ cần lấy một thìa chanh muối pha với nước ấm để uống. Sau vài lần dùng, những triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyện giảm.Nếu muốn thơm ngon hơn, khi dùng bạn có thể cho thêm ít nước cốt chanh. Một số lưu ý: Tuyệt đối không pha chanh muối với nước lạnh, không những không trị được ho do viêm học có đờm mà còn khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều đờm và ho kéo dài. Khi pha nước cốt chanh muối nên lấy một lượng vừa đủ, tránh trường hợp bị loãng quá hoặc đặc quá sẽ không phát huy được công dụng. Nếu hũ chanh muối của bạn bị nổi váng bọt, đừng vội vứt đi, bạn hãy vớt váng ra và cho thêm muối vào hũ chanh hoặc thay nước muối mới. Trường hợp quả chanh bị đen khi ngâm, nhưng chưa chắc đã phải hỏng. Bạn hãy kiểm tra thông qua mùi thơm, nếu mở nắp ra mà vẫn có mùi thơm của chanh thì không có vấn đề gì. Chỉ cần mang phơi nắng vài hôm là quả chanh sẽ có màu trong ngay. Nếu không có mùi thơm thì chanh muối của bạn đã hỏng, bạn nên làm lại một hũ mới. Ngoài cách sử dụng chanh muối trên để chữa viêm họng ho có đờm thì bạn có thể áp dụng những cách đơn giản hơn như súc miệng bằng nước muối loãng ( ngày 3-4 lần) hay trước khi đi ngủ ngậm 1 lát chanh với mấy hạt muối. Chúng đều có công dụng trị ho có đờm do bệnh viêm họng hoặc các bệnh về đường hô hấp khác gây ra. Siro Heviho  – giảm nhanh tình trạng ho, viêm họng, có đờm Bên cạnh những cách chữa ho có đờm trên thì hiện nay việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang là xu hướng được nhiều người tin dùng. Siro Heviho là một trong những giải pháp đã được nhiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn an toàn cho sức khỏe, không có tác dụng phụ như thuốc kháng sinh. Siro Heviho là giải pháp ngăn ho viêm họng có đờm an toàn được nhiều người lựa chọn Hoạt chất S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng ức chế trên 50% thể tích khối viêm. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm ra ra tác dụng và ứng dụng Sâm đại hành trong việc chống viêm, kháng khuẩn, sử dụng trong điều trị viêm đường hô hấp. Xạ can có thành phần chính là các flavonoids, isoflavonoids, titerpenoids, dịch chiết từ phần thân rễ của cây có tác dụng chống viêm mạnh dùng trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp. Xạ can chống viêm, giảm đau rất mạnh (tác dụng chống viêm tương tự Indomethacine), có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp và nhiều chủng vi nấm, giảm ho, giảm đờm. Bên cạnh đó, Cát cánh có công dụng tiêu đờm; Xuyên bối mẫu giúp long đờm, chống viêm, chống phù nề; Mạch môn làm giảm kích thích đường hô hấp. Sản phẩm Siro Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tránh tái phát. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bé thoát khỏi những khó chịu do ho, đờm và viêm họng nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Siro Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY 

Ho có đờm do viêm họng ở trẻ - mẹ chớ chủ quan!

Khác với các triệu chứng ho thông thường, ho có đờm do viêm họng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Nếu ho có đờm kéo dài lâu ngày có thể gây tắc ứ đường thở, hệ lụy tới nhiều bệnh về đường hô hấp khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ho có đờm do viêm họng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ Màu của đờm khi ho nói lên tình trạng viêm họng Ho không phải là bệnh mà là một trong các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi,… Ho là một phản xạ tự nhiên, có lợi cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ các chất bài tiết, bụi bẩn, chất gây kích ứng, dị vật ra khỏi cổ họng, có tác dụng làm sạch phổi, tiêu đờm. Ho có đờm xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra, quyện lẫn tạp chất. Trẻ bị viêm họng thường có đờm gây khò khè khi thở. Tùy vào từng thời điểm của bệnh mà đờm nhầy có số lượng, màu sắc, mùi vị, kết cấu đặc hay loãng khác nhau. Màu trắng đục Nếu đờm có màu trắng đục có nghĩa là các mô trong mũi bị sưng,chất dịch nhầy trong khoang họng không thể di chuyển qua đường mũi ra ngoài như thường. Lâu dần, tích tụ lại trở nên đặc quánh thành các mảng vẩn đục màu trắng.Thông thường trẻ các bệnh về viêm đường hô hấp như viêm họng trong giai đoạn đầu, khi mới chớm bị viêm nhiễm thì đờm có màu trắng ngà. Màu vàng hoặc xanh Nếu nguyên nhân gây viêm họng là virus hoặc vi khuẩn thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ huy động các bạch cầu tấn công lại. Tế bào bạch cầu chứa protein có màu xanh, quyện lẫn với các tạp chất tạo nên dịch đờm màu xanh. Nếu đờm có mùi hôi thì đồng nghĩa với việc trong khoang họng của trẻ đã xuất hiện mủ (thường gặp khi viêm họng chuyển sang dạng mãn tính viêm họng hạt). Màu hồng hoặc đỏ Đờm có màu hồng và đỏ chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng. Xảy ra xuất huyết trong họng hoặc có thể bệnh đã biến chứng sang phù phổi cấp, nhiễm trùng phổi. Nếu hiện tượng ho ra đờm có máu kèo dài, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Cách giảm ho có đờm do viêm họng Màu sắc của đờm càng đậm, càng đặc quánh, có mùi thì mức độ nghiêm trọng của bệnh càng cao. Vì vậy, ngay trong giai đoạn đầu của ho có đờm, bạn nên có phương pháp chữa trị sớm và phù hợp. Dưới đây là một vài cách chữa trị ho có đờm bạn nên tham khảo: Những phương pháp điều trị ho có đờm do viêm họng Dùng thuốc Thuốc giảm ho: có tác dụng làm giảm kích thích họng, hạn chế các cơn ho. Làm dịu lớp niêm mạc bị viêm nhiễm. Các loại thuốc thường dùng như codein, pholcodin, dextromethorphan. Trong đó pholcodin và codein có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp, dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau. Nên trẻ em, người bị hen suyễn, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được dùng codein có thể gây ức chế hô hấp. Thuốc long đờm: có tác dụng làm loãng đờm, tiêu dịch nhày, giảm độ nhớt, đặc quánh của đờm, giúp cho đờm dễ dàng di chuyển ra ngoài. Thuốc chống viêm, tiêu đờm: giảm viêm nhiễm, sưng đau do viêm họng gây ra. Hạn chế kích ứng vùng họng, giảm ho, tiêu đờm. Liệu pháp tự nhiên Để giúp cho quá trình loại bỏ đờm khi ho do viêm họng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên: Làm ẩm không khí: Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp khiến cổ họng của bạn bị khô rát, gây kích ứng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Việc làm ẩm không khí bằng máy phun sương, máy làm ẩm không khí giúp giảm ho có đờm, độ ẩm tăng giúp đờm trong họng loãng ra, ít quánh đặc, hạn chế hiện tượng tắc nghẽn đường thở. Uống đủ nước: Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần ( tối thiểu 1 lít nước mỗi ngày) giúp làm dịu nóng rát cổ họng khi bị viêm nhiễm. Đồng thời nước cũng có công dụng làm mền, lỏng chất dịch đờm khiến chúng dễ dàng thoát ra ngoài qua đường miệng mũi. Thực phẩm: Khi trẻ bị ho có đờm do viêm họng, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống. Không sử dụng các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ làm tăng tiết dịch ở khoang miệng. Tích cực bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho đường hô hấp như mật ong, chanh, quất, tỏi,…các loại vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ: đặc biệt là vệ sinh khoang miệng phải đảm bảo luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng hơn, bệnh lâu khỏi dễ chuyển sang dạng mãn tính khó điều trị. Thực hiện súc miệng bằng nước muối loãng 3 lần trong ngày, sau khi ăn. Dùng tinh dầu: một số loại tinh dầu như khuynh diệp, bạc hà, bạch đàn,… để xong giúp giảm ho, giảm đờm, thông mũi, điều hòa không khí.

Tìm hiểu về viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là các đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng đặc biệt là viêm họng hạt. Do bố mẹ thường chủ quan và nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh với bệnh khác hoặc điều trị sai cách dẫn đến bệnh lâu khỏi, kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung thêm thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ để giúp bạn có cách chăm sóc con tốt hơn. Nguyên nhân trẻ bị viêm họng hạt Theo thống kê tỷ lệ trẻ mắc viêm họng hạt ít hơn người lớn, nhưng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn non nớt nên dễ chuyển sang các bệnh biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận, viêm màng tim gây hẹp hoặc hở van tim. Dưới đây là các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây bệnh viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phần nhiều trẻ sơ sinh bị viêm họng hạt là do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu, đặc biệt trong những trường hợp trẻ sinh non. Với những trẻ từ 1 tháng tuổi nguyên nhân có thể là do vi khuẩn liên cầu, phế cầu hoặc các loại vi khuẩn có sẵn trong họng, hoặc do vỡ nước ối trước khi sinh, trẻ bị sặc nước ối, ảnh hưởng đến hệ hô hấp hay trong quá trình chăm sóc phục hồi sau sinh. Trẻ bị nhiễm virus khi mắc các bệnh như cúm, tay chân miệng hoặc bị lây nhiễm từ người lớn. Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương hoặc đang mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp. Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa, gió lạnh, trẻ không mặc đủ ấm. Thường xuyên uống nhiều nước lạnh hoặc ở trong phòng máy lạnh, nhiệt độ thấp. Môi trường sống chứa nhiều khói bụi, ẩm thấp, nấm mốc, mần bệnh,…thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Dị ứng: trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, một số trẻ bị dị ứng cơ địa rất dễ bị viêm họng hạt. Dấu hiệu viêm họng hạt cần biết Với mỗi nguyên nhân và độ tuổi của trẻ, bệnh viêm họng hạt sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhưng phần lớn các trẻ khi mắc bệnh đều có những triệu chứng sau: Trẻ sơ sinh Nếu nguyên nhân là do virus, trẻ sơ sinh thường sẽ có những dấu hiệu như xuất hiện các đốm đỏ xung quanh miệng. Bàn tay, bàn chân, mông hoặc các bộ phận khác phát ban ( dễ nhầm với bệnh tay chân miệng), bé bỏ bú, ăn không thấy ngon miệng. Khóc nhiều, đặc biệt khi ăn: Do trẻ sơ sinh chưa thể giao tiếp được, chúng chỉ có thể thể hiện qua tiếng khóc. Khi bị viêm họng hạt, trẻ sẽ quấy khóc, nhất là khi ăn do vùng họng bị sưng tấy, đau rát, khó nuốt. Cổ họng sưng đỏ: Bố mẹ có thể quan sát bằng mắt thường thấy cổ họng trong của bé bị sứng đỏ (lưu ý, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào miệng bé). Trẻ thường bực bội, bồn chồn. Không hoạt bát, vui vẻ như thường. Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Trường hợp sốt cao thường có nhiều biến chứng đối với trẻ nhỏ, cần lưu ý. Nôn nửa,tiêu chảy. Chảy nước dãi nhiều. Ho: đây là dấu hiệu điển hình nhất của viêm họng hạt, bé có thể ho khan hoặc ho có đờm tùy vào tình trạng của bệnh. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện rõ hơn như: Trẻ thường xuyên kêu đau rát cổ họng, ngứa ngáy, khô họng. Không muốn ăn, ăn không ngon miệng. Hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt (38-39 độ). Ho khan hoặc ho có đờm, khạc ra có chất nhầy có màu vàng hoặc xám xanh. Họng của trẻ sưng tấy, xuất hiện các hạt có màu trắng hoặc màu đỏ xung quanh vòm họng. Các hạt có kích thước to nhỏ khác nhau. Biến chứng viêm họng hạt ở trẻ Cũng như người lớn, viêm họng hạt nếu không được điều trị sớm và kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Một số biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ bao gồm: Gây viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang. Gây viêm thanh quản, viêm phế quản, thậm chí gây viêm phổi. Gây áp xe thành họng, viêm tấy quanh họng, viêm tấy amidan. Gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim. Viêm họng hạt kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ trở thành bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Từ đó, khiến cổ họng luôn trong tình trạng viêm nhiễm và có thể chuyển thành ung thư vòm họng về sau. Một số trường hợp biến chứng xảy ra không được cấp cứu kịp thời trẻ sẽ có nguy cơ tử vong. Những điều cần làm khi trẻ bị viêm họng hạt 1. Viêm họng hạt là tình trạng họng viêm nhiễm lâu ngày, rất khó điều trị, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, khi phát hiện con mình xuất hiện các dấu hiệu viêm họng hạt cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm biện pháp chữa trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho bé, bởi đôi khi nó sẽ khiến trẻ dễ gặp phải biến chứng hơn. Tất cả các loại thuốc sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 2. Cha mẹ cần giữ cho môi trường trong lành, sạch sẽ, nhiệt độ phòng thích hợp, không quá lạnh hoặc quá nóng. Loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng như lông thú, bụi bẩn, nấm mốc. Tránh xa những nơi đông người, tụ tập dễ lây truyền bệnh. 3. Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu cơn đau rát họng, có thể dùng nước chanh hoặc trà ấm, không dùng nước lạnh hoặc quá nóng. Nếu con bạn dưới 1 tuổi thì không sử dụng mật ong, dễ gây ngộ độc. Nếu bé đã có thể súc miệng thì cho bé súc miệng bằng nước muối ngày 3 lần làm sạch vùng khoang miệng. Dùng máy phun sương tạo độ ẩm, giảm tình trạng khô rát họng. Chế biến thức ăn mền, dễ nuốt. Giảm ho cho trẻ bằng siro. 4. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên chia nhỏ số lần bú, bú nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ lượng nước cho con mỗi ngày. Đồng thời trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Với trẻ đã ăn dặm cần làm lỏng thức ăn, dễ nuốt, ăn nhiều hoa quả,… 5. Bé thường xuyên quấy khóc sẽ rất mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy mẹ cần cho bé nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bé bị sốt nhẹ, mẹ cần trườm và lau bằng khăn ấm các vùng như cổ, trán, nách, bẹn để hạ nhiệt. Phòng ngừa viêm họng hạt cho trẻ Viêm họng hạt có thể tái phát nhiều lần chính vì vậy dù bé đã bị hoặc không bị cha mẹ cũng cần chủ động phòng ngừa bệnh cho bé bằng cách: Tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ bằng cách đánh răng đều đặn ngày 2 lần, không quên dùng nước muối súc miệng để làm sạch miệng. Với trẻ sơ sinh nên dùng gạc, tia lưỡi rơ lợi lưỡi cho bé hằng ngày Hạn chế để bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc, ô nhiễm độc hại, ổ dịch viêm họng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Mặc ấm khi thời tiết lạnh giá, không nên cho trẻ nhỏ ăn uống quá nhiều đồ lạnh vì nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt, đối với trẻ sơ sinh nên tăng cường bú sữa mẹ. Tránh cho trẻ sử dụng đồ ăn quá nóng, hoặc cay sẽ làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm. Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ sạch sẽ thường xuyên. Khi cho trẻ ra ngoài, cần phải đeo khẩu trang cho bé. Lau khô mồi hôi cho trẻ khi bé vận động nhiều. Điều trị đúng cách khi trẻ bị viêm họng họng thông thường nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ bị viêm họng mãn tính, viêm họng hạt.

Trẻ bị viêm họng sốt cao - nguyên tắc điều trị

Trẻ bị viêm họng sốt cao là một trong nhưng bệnh hô hấp thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa, khí hậu ẩm ướt, vi khuẩn và virus sinh sôi, phát triển mạnh. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng và khó chữa, nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu điều trị sai cách. Biểu hiện của trẻ khi viêm họng sốt cao Sốt là phản vệ bình thường của cơ thể khi có sự xâm nhập của các tác nhân như vi khuẩn, virus hay do sự thay đổi đột ngột của môi trường. Sốt do viêm họng là sự tăng thân nhiệt trên mức cho phép khi lớp niêm mạc bị viêm nhiễm, cơ thể phản ứng lại với tác nhân gây bệnh.Tùy vào từng cơ địa của trẻ khi bị viêm họng có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao (39-40 độ C). Trẻ bị sốt cao rất nguy hiểm, có nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, di chứng về não, ảnh hưởng đến tim,… Khi bị viêm họng sốt cao, trẻ thường có những biểu hiện dưới đây: Mệt mỏi, chán ăn, không muốn nuốt khi ăn hoặc khi uống. Nghẹt mũi, khó thở, dịch nhầy chảy nhiều. Đau họng dữ dội, khô rát, họng nóng bỏng. Ho dữ dội, có thể ho khan hoặc ho có đờm. Toàn thân nóng ran, kẹp nhiệt độ lên 39-40 độ C. Sốt cao, ngủ ly bì. Đối với trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều nhất là về đêm, bỏ ăn, bú ít hoặc không chịu bú do khó thở. Trẻ lớn hơn thì xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đau tai, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, đau rát cổ họng. Xuất hiện hạch trắng ở vùng cổ, ấn vào trẻ thấy đau. Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sốt cao Khi trẻ sốt cao mà không được phát hiện hoặc hạ sốt đúng cách sẽ có nhiều di chứng nguy hiểm sau: Di chứng về não Trẻ sốt cao, nếu không được hạ nhiệt sẽ có những ảnh hưởng đến các hệ cơ quan chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ. Có thể chỉ sau 1 đêm, con bạn sẽ trở nên thiểu năng, tay chân vận động khó khăn do bại não nếu không hạ sốt đúng cách. Di chứng có thể không phục hồi được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sau này của trẻ. Biến chứng đa dạng Trẻ sốt cao mà không được can thiệp kịp thời sẽ có những biến chứng như co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, viêm phổi, viêm phế quản, … Nguyên tắc điều trị khi trẻ viêm họng sốt cao Cách điều trị Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị cho trẻ bị viêm họng sốt cao là phải hạ nhiệt. Thấy con có dấu hiệu của sốt như cặp nhiệt độ thấy chỉ số cao hay dùng tay áp lên trán thấy nóng thì cần thực hiện ngay các biện pháp sau: Cởi bớt quần áo, mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi để con nhanh chóng thoát nhiệt. Nhưng vẫn cần phải giữ ấm vùng cổ cho con. Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là muối loãng và nước hoa quả, nằm chỗ thoáng mát. Với trẻ sơ sinh thì chia nhỏ bữa, bú nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ lượng nước và kháng chất cho con. Với trẻ lớn hơn thì thức ăn chế biến ở dạng lỏng, dễ nuốt. Nếu trẻ sốt nhẹ, dưới 38 độ thì bố mẹ cần hạ sốt cho con bằng cách trườm và lau khăn ấm các vùng như trán, cổ, bẹn, nách. Nếu trên 38 độ cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, acetaminophen, tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin có hội chứng phù não và suy gan ảnh hưởng đến trẻ. Uống thuốc mỗi lần cách nhau từ 4-6 tiếng. Dùng thuốc đặt hậu môn để nhanh chóng phát huy tác dụng. Trong trường hợp trẻ sốt trên 39 độ, bố mẹ cần hạ nhiệt và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất. Một số lưu ý khi trẻ bị sốt cao, co giật bố mẹ cần nhớ: Tuyệt đối không day hay vuốt ngực trẻ, không xúm đông quanh trẻ khiến trẻ khó thở. Không được lay người khi trẻ nghiến răng. Không di chuyển trẻ ngay khi bị co giật, mà nên đặt trẻ nằm nghiêng, không gập đầu cho dễ thở, oxy lên não nhanh giảm co giật. Tránh chèn hoặc đưa vật gì vào miệng trẻ, dễ gây tắc thở hoặc làm tổn thương vùng cổ họng. Sau khi qua cơn co giật, cằm bé mền ra, bạn nên chèn miếng khăn mền vào khóe miệng để phòng trừ những con sau. Điều trị viêm họng Sau khi hạ sốt, trẻ phục hội trở lại, bạn hãy áp dụng những phương pháp điều trị triệu chứng của bệnh viêm họng và phòng tránh bệnh: Cho trẻ dùng thuốc xịt họng, làm dịu mát cổ họng. Súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch khoang miệng. Dùng siro trị ho, thuốc kháng khuấn giảm đau. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Cung cấp dầy đủ các dưỡng chất thiết yếu: đạm, vitamin, các loại trái cây giúp trẻ tăng sức đề kháng, bảo vệ khỏi các tác nhân gây viêm họng. Không để trẻ sử dụng quá nhiều thức ăn và nước lạnh, ăn chín uống sôi. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Không cho trẻ đến nơi đông người, ngăn ngừa lây lan bệnh. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, không có khói bụi, nấm mốc. Tránh tiếp xúc với người bệnh hay các vật dụng cá nhân của bệnh nhân.

Loading...