Viêm VA cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Nhiều nhất xuất hiện tại các bé đang trong độ tuổi đi học mẫu giáo, do bệnh dễ lây lan. Để biết cách phòng tránh bệnh cho con, bạn hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm VA cấp. Viêm VA cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ Viêm VA cấp là gì? VA là tên gọi viết tắt của Végétations Adénoides trong tiếng Pháp. Là tổ chức tế bào lympho ở vòm họng. Tuyến VA hình thành ngay khi được sinh ra, phát triển mạnh trong giai đoạn 2 tuổi và dần dần biến mất khi trẻ bước sang tuổi thứ 7. Tuy nhiên, nó vẫn còn xót lại ở một số người trưởng thành ( tỷ lệ là rất thấp). Trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi vẫn nhận được các kháng thể từ cơ thể người mẹ, nhưng khi từ 6 tháng trở lên, lượng kháng thể này hoàn toàn không đủ, nên các tế bào VA phát triển nhanh chóng, đóng vai trò như một cửa ngõ ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Trong quá trình hoạt động tiếp xúc với các loại vi khuẩn nên việc trẻ bị viêm nhiễm VA là điều khó tránh. Viêm VA cấp là sự viêm nhiễm cấp tính, các mô lympho có trong vòm họng bị tổn thương, nhiễm khuẩn nặng dẫn đến sưng phồng, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Lushka. Kích thước các mô lympho quá lớn dễ làm cản trở đường hô hấp ở trẻ, cần điều trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát, cấp tính. Nếu VA cấp không được điều trị sớm, bệnh kéo dài chuyển sang dạng mãn tính. Ở dạng mãn tính, bệnh khó điều trị và có nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh Theo thông kê ở nước ta có tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh viêm VA khá cao ( khoảng 30%) với nhiều cấp độ khác nhau, nguyên nhân chính là do: Virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus,… Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, Haemophilus Influenzae,… Bên cạnh đó, 1 số nguyên nhân gián tiếp gây nhiễm khuẩn ở trẻ như: Trẻ thường hay bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống thức ăn quá lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có sẵn trong khoang họng tấn công và phát triển gây viêm nhiễm. Trẻ mắc viêm VA sau ki nhiếm các bệnh như ho gà, sởi, thủy đậu,…. Do môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, vi khuẩn. Do cơ địa một số trẻ bị giang mai bẩm sinh hoặc tổ chức bạch hầu phát triển nhanh, nhiều hạch ở cổ, các khối amidan nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, trú ngụ và phát triển. Do các tế bào VA nằm ở vị trí ngã ba, nơi giao thoai giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp,nên khả năng viêm nhiễm cao. Triệu chứng giúp phát hiện trẻ viêm VA cấp Các triệu chứng của bệnh viêm VA cấp ở trẻ Hầu hết các trẻ viêm VA cấp đều có các biểu hiện dưới đây: Ở trẻ sơ sinh, bệnh khởi phát đột ngột, sốt 40-41 độ kèm theo các phản ứng dữ dội như co thắt thanh môn, co giật. Với trẻ lớn hớn cũng phát bệnh đột ngột, sốt cao, co thắt thanh quản, đau tai, có thể phản ứng màng não, nhưng mức độ nhẹ hơn trẻ sơ sinh. Trẻ có thể ngạt mũi 1 phần hoặc hoàn toàn, phải thở bằng miệng, thở nhanh, nhịp không đều khi gấp gáp, khi chậm chạp. Trẻ biếng ăn, thậm chí bỏ bú, đêm ngủ trẻ hay ngáy, giọng nói mũi kín, ho liên tục. Nhiều đờm nhầy, chảy dãi liên tục, hay bị nôn trớ, tiêu chảy,… Hốc mũi chứa nhiều dịch mủ, họng sưng tấy, bầm đỏ, lớp niêm mạc đỏ, bị phủ một lớp nhầy màu vàng hoặc trắng. Một số trường hợp xuất hiện hạch trắng góc hàm, ấn vào thấy trẻ kêu đau. Màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục, hơi lóm vào. Nếu tình trạng viêm VA cấp kéo dài khiến trẻ kém phát triển, da xanh xao, thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp, rối loạn tiêu hóa. Lâu ngày bệnh chuyển sang viêm VA mãn tính gây dị dạng giọng nói, xương sọ mặt biến dạng, răng hô, mọc lệch, môi hếch,… Biện pháp phòng tránh Bên cạnh những cách điều trị bệnh trên, bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ: Cách phòng tránh viêm VA cấp cho trẻ Vệ sinh sạch sẽ mũi họng hàng ngày cho trẻ, thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào mùa đông. Luôn đảm bảo cổ và gan bàn chân trẻ được giữ ấm. Hạn chế thói quen ăn, uống nước lạnh cho trẻ. Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá. Cải thiện môi trường sống, không cho trẻ đến những nơi tụ tập đông người trong giai đoạn bùng phát bệnh hô hấp. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Phương pháp điều trị Viêm VA cấp có thể gây ra nhiều bệnh lý biến chứng ở trẻ như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, rối loạn tiêu hóa, dị dạng sọ mặt,…Ngay khi phát hiện bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cách điều trị. Dùng thuốc hạ sốt: Chỉ sử dụng thuốc khi trẻ sốt trên 38.5 độ, lưu ý dùng đúng liều lượng, khoảng thời gian uống thuốc theo độ tuổi và cân nặng của trẻ. Dùng thuốc làm loãng, long đờm, giảm ho, giúp trẻ dễ dàng hô hấp. Dùng thuốc nhỏ mũi như nước muối sinh lý dành cho trẻ em (ephedrin 1%, argyron 1%). Thường xuyên vệ sinh khoang mũi sạch sẽ cho trẻ bằng cách xì mũi hoặc dùng máy hút mũi ( với trẻ chưa biết xì mũi) Điều trị triệt để các bệnh nguyên nhân. Trong trường hợp bội nhiễm việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không quá lạm dụng thuốc, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Viêm V.A
Viêm VA: Phải làm gì với căn bệnh trẻ nhỏ rất dễ mắc?
30% các ca mắc nhiễm khuẩn về đường hô hấp ở trẻ là do viêm VA. Đây là bệnh hô hấp thường gặp và dễ tái phát ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng. Bài viết này giới thiệu toàn bộ các thông tin về bệnh viêm VA đến người đọc từ VA là gì, nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị một cách tổng quan nhất. VA là gì? Vị trí, vai trò của VA VA là một tổ chức mô Lympho ở vòm mũi họng bao gồm nhiều tế bào bạch cầu xuất hiện ngay từ khi bào thai được khoảng 16 tuần tuổi. Vị trí VA là nằm thành sau trên của vòm họng, không có vỏ bao và giới hạn rõ rệt, phía trước có thể lan tới cửa mũi sau, phía bên có thể lan tới lỗ vòi Eustache, phía dưới có thể lan tới thành sau họng miệng. VA phát triển theo độ tuổi của trẻ, phát triển theo nhiệm vụ miễn dịch. Khi trẻ mới sinh ra VA có độ dày khoảng 2mm Khi trẻ 2 tuổi VA dày khoảng 4-5mm không gây cản trở đường thở Khi trẻ trên 7 tuổi VA bắt đều teo dần và biến mất hoàn toàn vào tuổi dậy thì. Rất ít trường hợp VA còn sót lại sau tuổi dậy thì Vai trò: VA được ví như “tiền đồn” nhằm bảo vệ cơ thể của trẻ chủ yếu là bảo vệ đường hô hấp, nhiệm vụ chính của VA là nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. VA, amidan vòi, amidan hầu và amidan lưỡi có cùng nhiệm vụ tạo miễn dịch được gọi là vòng Waldeyer. Vòng này bao chung quanh đường thở và đường ăn. Tất cả các vi khuẩn vào từ mũi và từ miệng đều phải xuyên qua vòng Waldeyer. Khi ta hít không khí qua mũi, không khí sẽ đi qua VA rồi mới xuống họng và vào phổi. Khi không khí chứa vi khuẩn đi ngang qua VA sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, có vai trò “bắt” vi khuẩn và đưa vào phần trung tâm, vi khuẩn được nhận diện và cơ thể sản xuất ra chất chống lại vi khuẩn gọi là kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là vùng mũi, họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, kháng thể sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Thế nào là viêm VA? Viêm VA là 1 bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đối tượng có tổ chức VA. Là một tình trạng bị viêm của VA do nhiễm trùng khi bị viêm và quá phát thành khối gọi là sùi vòm họng V.A (Végétations Adenoides). VA bị viêm sẽ to lên, gây tắc toàn phần hoặc một phần cửa mũi sau làm cho trẻ không thở được qua đường mũi mà phải thở qua miệng Viêm VA có 2 dạng: Viêm VA cấp tính: Ban đầu tất cả các trường hợp viêm VA đều khởi phát từ dạng cấp tính. Là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Lushka ngay từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và hiếm gặp ở người lớn. Viêm VA mạn tính: VA cấp tính tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến tình trạng V.A quá phát hoặc xơ hoá sau viêm nhiễm cấp. Truy nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây viêm VA là: Virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus… Vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, Haemophilus influenzae… VA nằm ở vòm mũi họng, là cửa ngõ ở đường thở thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, virus bên cạnh đó cấu trúc của VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển – đây cũng là điều kiện để chúng dễ xâm nhập khiến VA bị viêm. Tác nhân khởi phát bệnh ở trẻ bao gồm: Thói quen ăn uống đồ quá lạnh hoặc cơ thể của trẻ bị nhiễm lạnh. Trẻ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như cúm, sởi hay ho gà. Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm: khói bụi, thuốc lá… Sức đề kháng của trẻ yếu: trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng … hoặc khi thời tiết thay đổi Cổ họng, răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, khiến vi khuẩn và virut có nơi khư trú gây bệnh. Trẻ bị giang mai bẩm sinh cũng là 1 yếu tố thuận lợi cho sự quá phát của VA. Ở một số trẻ, do tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm VA Triệu chứng giúp phát hiện trẻ bị viêm VA Viêm V.A cấp tính VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi, ít trường hợp gặp ở trẻ lớn hơn. Khi trẻ nhỏ mắc viêm VA cấp có thể thấy các dấu hiệu sau: Trẻ khởi phát bệnh đột ngột, bị sốt từ 38 – 39 độ C, trường hợp sốt trên 40 độ C, rất hiếm trường hợp không sốt Ngạt mũi, ngạt từ một bên đến 2 bên theo tình trạng nặng dần. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín … Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi. Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng: nước mũi lúc đầu trong về sau đục. VA càng to thì nghạt mũi và chảy mũi càng tăng. Viêm VA phát triển lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh. Ho: xuất hiện muộn hơn tình trạng ngạt mũi chảy nước mũi, thường là vào ngày thứ 2-3 phát bệnh. Trẻ ho do khô miệng vì thường xuyên thở bằng miệng hoặc do dịch chảy xuống từ vòm mũi họng, gây viêm họng. Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy. Trẻ nghe kém. Thăm khám nội soi lâm sàng có biểu hiện: Các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ. Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống. Sưng hạch góc hàm. Viêm VA mạn tính Viêm VA mạn tính xuất hiện khi viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần với các dấu hiệu: Trẻ chảy nước mũi trong hoặc nhày, cũng có thể chảy nước mũi mủ (bội nhiễm). Chảy mũi thường kéo dài. Ngạt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ ngạt về đêm, nhiều thì ngạt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi. Trẻ chậm phát triển thể chất và tinh thần, chậm chạp, kém hoạt bát. Trẻ khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, thường giật mình, đái dầm. Trường hợp nặng có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ. Rối loạn phát triển khối xương mặt: trẻ thường xuyên thở miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô. Mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, vẻ mặt kém nhanh nhẹn. Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA, hậu quả của thở miệng kéo dài trong thời kỳ khuôn mặt đang phát triển. Tuy nhiên, những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng đầy đủ. Thăm khám bằng nội soi Khám VA bằng nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi là phương tiện chẩn đoán viêm VA tốt nhất hiện nay. Có thể nhìn thấy VA, đánh giá được kích thước của VA theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của VA.VA quá phát chia thành 4 độ, dựa theo mức độ che lấp cửa mũi sau: Viêm VA quá phát độ I: che lấp dưới 25% cửa mũi sau Viêm VA quá phát độ II: che lấp dưới 50% cửa mũi sau Viêm VA quá phát độ III: che lấp dưới 75% cửa mũi sau Viêm VA quá phát độ IV: che lấp từ 75% cửa mũi sau trở lên. Biến chứng có thể gặp mắc bệnh Viêm VA hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu bệnh phát triển mà không được phát hiện, quan tâm và điều trị đúng có thể gây ra nhiều biến chứng như: Viêm nhiễm đường hô hấp: VA nằm ở nóc vòm nên khi bị viêm, mủ có thể chảy xuống họng gây ra các bệnh lý như viêm mũi họng, viêm phế quản, thanh quản, viêm phế quản rít, nặng hơn viêm phổi. Một số trường hợp có thể gây viêm phế quản hen: khò khè, thở rít. Viêm tai giữa cấp: vi khuẩn từ VA theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm tai giữa cấp: lúc đầu màng nhĩ đỏ, sau đó phồng, trẻ khóc, than đau tai, sốt cao trên 39 độ. Sau đó màng nhĩ mờ hơn do có dịch, mủ trong hòm nhĩ. Nếu không được chữa trị tình trạng viêm vai sẽ dẫn đến thủng màng nhĩ, mủ chảy ra ống tai ngoài, mùi tanh, hôi. Viêm tai giữa tiết dịch: VA quá phát gây tắc vòi nhĩ làm thay đổi áp lực trong hòm nhĩ, xuất tiết dịch, nghe kém. Khi không được điều trị tích cực, dịch đọng lại trong hòm nhĩ, sau đó màng nhĩ lõm dính vào thành trong làm cho ù tai, tiếng ve kêu, nghe kém, lâu dần gây ra điếc dẫn truyền và hình thành Cholesteatome trong hòm nhĩ. Rối loạn tiêu hóa: trẻ nuốt mủ hoặc do tổ chức lympho đường ruột cùng phản ứng viêm với viêm VA sẽ khiến trẻ đau bụng, nôn trớ đi ngoài phân lỏng. Dị dạng sọ mặt: VA quá phát gây bít nghẽn đường thở, thiếu oxy, trẻ thường xuyên thở bằng miệng, thiếu tập trung, hay ngủ gật. Xương hàm trên không phát triển, hô, hàm dưới bị đẩy ra trước. Lưỡi tụt vào trong. Đầu cổ không còn bình thường, khuôn mặt bị biến dạng, ngờ nghệch mà chuyên môn gọi là bộ mặt sùi vòm. Nghẹt mũi và ngưng thở khi ngủ: VA quá phát lớn làm bít tắc cửa mũi sau và Amidan khẩu cái to làm cho trẻ không thở được bằng mũi, phải há mồm để thở, dẫn đến giảm thông khí phế quản, lâu dần giãn phế nang, nếu kéo dài sẽ bị suy tim trái. Khi ngủ thường bị ngưng thở mỗi lần khoảng 10 giây, mỗi đêm ngưng thở vài chục lần. Trẻ chậm phát triển: Viêm VA mạn tính sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, ảnh hưởng này ít được các bậc phụ huynh quan tâm do chưa hiểu biết hết, nhiều khi không hiểu tại sao con mình không lớn và khỏe được, học hành cũng không giỏi được mà không biết đó chính là do viêm VA mạn tính, có khi còn cho là con mình bướng bỉnh hoặc lười học (vì thực sự là trẻ bị nghe kém và luôn mệt mỏi Khi trẻ bị viêm VA cần làm gì? Nghi ngờ trẻ có những triệu chứng của viêm VA, phụ huynh cần: Đưa trẻ đến các chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám bệnh càng sớm càng tốt. Không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Không tự ý mua thuốc tại quầy thuốc khi không theo đơn bác sĩ kê. Khi trẻ sốt cao mà chưa kịp đi thăm khám dùng khăn sạch nhúng nước ấm để lau cho trẻ. Cần lau cho trẻ ở nách, bẹn, cổ và đắp khăn ấm lên trán. Không dùng nước lạnh hoặc nước đá để chườm hoặc đắp lên trán cho trẻ, bởi vì làm như vậy sẽ cản trở sự thoát nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc đặt hậu môn (viên đặt) thuốc paracetamol với liều lượng 10mg/kg cân nặng của trẻ. Việc điều trị viêm VA như nào cho trẻ là do bác sĩ chỉ định. Điều trị viêm VA Nguyên tắc điều trị Đối với viêm V.A cấp tính, chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Đối với viêm V.A mạn tính chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật nạo V.A. Phương pháp điều trị Điều trị viêm V.A cấp tính: Điều trị như viêm mũi cấp tính thông thường bằng hút mũi, nhỏ mũi để bệnh nhân dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ. Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh. Kháng sinh toàn thân: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng. Điều trị viêm V.A mạn tính: thường được chỉ định nạo V.A. Nhưng khi nào nạo và không nạo V.A cần phải thực hiện theo đúng chỉ định và chống chỉ định. Cách phòng tránh viêm VA cho trẻ nhỏ Nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh bị nhiễm lạnh. Vệ sinh tốt vùng mũi họng, răng miệng cho trẻ Thời tiết thay đổi đặc biệt mùa lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ và bàn chân, tuyệt đối không để trẻ đi chân trần. Tạo môi trường sống sạch cho bé: giữ nhà ở thoáng đãng khô ráo vào mùa hè, kín gió vào mùa đông, không cho trẻ sinh hoạt ở khu vực nhiều khói bụi hoặc có người hút thuốc lá. Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm V.A cấp hoặc viêm mũi họng sẽ giúp đẩy lùi bệnh khỏi trẻ. Cần chủ động đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả
Phương pháp nạo VA cho trẻ - Tất cả thông tin
Nạo VA là gì? Phương pháp nạo VA nào là an toàn và tân tiến nhất hiện nay? Hay có nên cho trẻ nạo VA khi bị viêm không?…Đó hầu hết đầu là các câu hỏi thắc mắc của bất kỳ bậc phụ huynh nào khi có con trẻ bị viêm VA. Để tìm hiểu tất cả thông tin về phương pháp nạo VA, các bạn hãy cùng đọc bài viết dưới đây. Nạo VA là gì? Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi, các mô lympho phát triển nhanh về kích thước, thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng. Khi tình trạng viêm nhiễm nặng, kéo dài gây ra các biến chứng phức tạp, các bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA. Nạo VA là phương pháp loại bỏ toàn bộ tổ chức VA (mô bạch huyết vòm họng) ra khỏi vòm mũi họng mà không làm tổn thương đến các cơ quan bộ phận khác. Thủ thuật nạo VA không quá phức tạp có thể thực hiện dưới hình thức gây mê hoặc gây tê tại chỗ, tiến hành trong vài phút. Phương pháp nạo VA cho trẻ Phương pháp nạo VA Nạo VA được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn tại khu vực ngoại trú gây mê ( hoặc gây tê) qua đường miệng. Các bác sĩ dùng dụng cụ giúp trẻ mở rộng miệng và đưa dao vào nạo hoặc đốt, sau đó dùng gạc tiệt trùng để cầm máu. Với thủ thuật nạo VA không cần khâu nên bệnh nhân có thể ra viện trong ngày. Sau khi nạo xong, trẻ được đưa về phòng hồi sức đợi tỉnh và kê đơn thuốc giảm đau, chống sưng. Hiện nay có nhiều phương pháp nạo VA khác nhau, trong đó có nạo bằng bàn nạo La Force hoặc bằng thìa nạo Moure, bằng dao Hummer, Coblator, dao Plasma,… Nạo bằng Moure hoặc La Force: Đây là phương pháp được nhắc đến nhiều nhất và đã được sử dụng từ trước đây cho đến tận bây giờ. Là một phương pháp đơn giản, thời gian thực hiện nhanh, chi phí rẻ nhưng độ chính xác thấp, thường bỏ sót bệnh tích hoặc có thể gây tổn thương đến các vùng xung quang do nạo điểm mù hoặc nhìn qua gương theo đường miệng nên thiếu sự chính xác, khó đánh giá đúng vị trí của khối viêm. Ngoài ra phương pháp này còn gây đau cho trẻ, chảy nhiều máu, khó kiểm soát cầm máu. Nạo VA bằng dao điện đơn cực: Phương pháp này có ưu điểm thời gian mổ nhanh, ít mất màu và chi phí thấp. Nhưng lại dễ gây trầy xước lớp niêm mạc hố mũi do hạn chế tầm chi chuyển của điện cực, không triệt để và dễ gây bỏng. Nạo VA bằng Laser: Laser được sử dụng nhiều trong phẫu thuật Tai Mũi Họng bởi những ưu điểm như ít chảy máu, thời gian phẫu thuật nhanh, thời gian phục hồi nhanh nhưng giá thành lại cao. Nạo VA bằng Coblator: So với các phương pháp trên thì Coblator giúp cải tiến tầm nhìn, cho phép quan sát trực diện, cận cảnh, phóng đại những mô viêm mà không thể thấy qua gương hoặc nội soi miệng. Coblator là phương pháp phẫu thuật điện nên vừa có thể cắt vừa có thể cầm máu không gây mất nhiều máu. Hệ thống Coblator cắt đốt ở nhiệt độ thấp nên không gây bỏng hay tổn thương đến các mô xung quanh. Nạo VA bằng thiết bị cắt hút Hummer: Hummer là phương pháp có ưu điểm lấy mô VA nhanh, chính xác, an toàn, không gây đau đớn khi thực hiện. Nhưng chí phí cao, mất nhiều máu, đôi khi phải sử dụng các thiết bị cầm máu hỗ trợ. Nạo VA bằng dao Plasma: Đây là phương pháp nạo VA được cho là tối ưu hơn cả, Plasma vừa giúp cải thiện tầm nhìn, nội soi qua mũi cho phép quan sát trực diện, cận cảnh và phóng đại những chỗ kín hoặc không thể nhìn thấy. Chảy máu ít, không gây đau, không làm tổn thương các mô lành xung quanh. Trẻ có thể về nhà sau 3-4 giờ phẫu thuật, ăn uống bình thường, không cần kiêng nói. Quy trình thực hiện nạo VA Quy trình nạo VA Trước khi thực hiện phẫu thuật nạo VA: Trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe xem có đảm bảo đủ điều kiện để phẫu thuật, tiền sử không mắc các bệnh chống chỉ định nạo VA, thực hiện các xét nghiệm máu. Xác minh với bác sĩ tất cả các loại thuốc trẻ đang sử dụng bao gồm kê đơn, không kê đơn, vitamin,… Ngưng sử dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc bất kỳ loại thuốc nào có thành phần tương tự có khả năng làm tằn nguy cơ chảy máu. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng aspirin vì có thể liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ. Không cho trẻ ăn uống trước khi phẫu thuật. Do miệng và họng là các vùng dễ chảy máu nhiều hơn, nên trước khi thực hiện nạo VA, các bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng hồng cầu hay có mắc các bệnh về đông máu hay không. Ngoài ra, trẻ cẩn được thăm khám với bác sĩ tiền gây mê để loại bỏ các khả năng phản ứng, dị ứng, sốc phản vệ khi gây mê, gây tê. Không cho trẻ ăn uống trong vòng 1 ngày trước khi thực hiện nạo. Trong quá trình phẫu thuật: Nạo VA là một trong những thủ thuật phổ biến, nó có thể được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Có nghĩa là trẻ có thể phẫu thuật và ra viện trong ngày. Một số trẻ nhỏ hay trẻ có các vấn đề y tế khác, trẻ bị biến chứng phẫu thuật có thể được giữ trong bệnh viện qua đêm. Sau khi trẻ được đưa vào phòng mổ, các bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê. Ca phẫu thuật thường diễn ra trong vòn 30-45 phút. Các bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ các mô VA bị viêm. Quá trình cắt bỏ và cầm màu được thực hiện đồng thời, không để lại sẹo trên da. Kết thúc phẫu thuật, trẻ được đưa đến phòng hồi sức, theo dõi tình hình sức khỏe và chờ tỉnh sau một vài giờ. Sau phẫu thuật: Trẻ được theo dõi sức khỏe và tình trạng chỗ mổ bởi các ý tá và bác sĩ. Nếu trẻ có biểu hiện chảy nhiều máu hay có biến chứng khác, phục hồi chậm thì trẻ sẽ ở lại bệnh viện theo dõi thêm. Sau khi nạo VA, trẻ cần ăn thức ăn mền và phục hồi hoàn toàn sau 2 tuần. Khi nào nên và không nên nạo VA cho trẻ? Tuyến VA khi bình thường được coi như và hệ miễn dịch đầu tiên của trẻ, có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của vi khuẩn và virus, đồng thời tạo ra kháng thể chống lại các mầm bệnh. Nhưng nó cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nhiều người cho rằng không nên nạo VA do có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ ngay khi chúng bị viêm nhiễm. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Tuyến VA không phải là bộ phận duy nhất đảm nhiệm vai trò hệ miễn dịch cho cơ thể nên việc loại bỏ VA bị viễm không gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Vì ngoài VA ra thì còn có nhiều cơ quan khác cùng đảm đương vai trò như amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi, amidan vòi nhĩ,…sẽ bù đắp lại lượng kháng thể do tuyến VA cung cấp. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm VA nào cũng được nạo bỏ.Trong các trường hợp viêm VA cấp tính, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc khánh sinh (khi có hiện tượng bội nhiễm), kháng khuẩn, kháng viêm, xịt rửa, nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Tuy nhiên khi chúng bị viêm nhiễm kéo dài, quá phát thì không những không đảm bảo chức năng miễn dịch cho cơ thể mà còn là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn thì việc nạo VA là điều cần thiết cho trẻ tránh gây ra nhiều biến chứng như: Gây cản trở việc hít thở của trẻ, trẻ thường xuyên thở bằng miệng, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Lâu ngày tình trạng này kéo dài dẫn tới dị dạng sọ mặt, trán rô, răng mọc lệch,…việc thiếu oxi lên não thường xuyên khiến trẻ giảm sút trí tuệ, ảnh hưởng tới sự phát triển. Dẫn đến viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa,… Các mô VA phì địa gây tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn tới nhiễm trùng tai giữa làm giảm thính giác, gây ra nhiều vẫn đề về ngôn ngữ. Chỉ định phẫu thuật nạo VA Nạo VA được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám, nội soi đối với các trường hợp: Trẻ bị viêm VA kéo dài, tái phát quá 5 lần trong 1 năm. VA gây ra các biến chứng viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm hạch,…mà điều trị bằng nội khoa không khỏi. VA quá phát, ảnh hưởng tới đường thở của trẻ. Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi. Thông thường trước khi thực hiện nạo VA, các bác sĩ sẽ khuyên gia đình loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi thực đơn của trẻ ít nhất 1 tháng để theo dõi tình hình. Một số trường hợp do nhạy cảm với các thành phần trong sữa gây ra tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn vùng tai mũi họng dẫn đến viêm VA kéo dài. Chống chỉ định Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu. Chống chỉ định tương đối: Khi đang có viêm V.A cấp tính, khi đang có nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết…Các bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch, mắc các bệnh mạn tính: lao, giang mai, AIDS…Đang uống hay tiêm phòng dịch (chờ ít nhất 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao). Hay thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Chi phí nạo VA cho trẻ hết khoảng bao nhiêu? Thông thường chi phí để thực hiện một ca nạo VA bao gồm: Chi phí thăm khám tai mũi họng. Chi phí thực hiện các xét nghiệm bác sĩ chỉ định trước khi phẫu thuật như: xét nghiệm máu, kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, di ứng với thuốc gây tê, gây mê,… Chi phí thực hiện phẫu thuật nạo VA. Chi phí hồi sức sau khi nạo: thuốc men, tái khám,… Ngoài ra chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm VA, phương pháp thực hiện, địa chỉ cơ sở y tế khám chữa,… Đối với phương pháp sử dụng dao plasma chi phí dao động từ 8-12 triệu bao gồm cả chi phí khám và xét nghiệm trước khi phẫu thuật. Nạo VA có nằm trong danh mục được thanh toán bằng bảo hiểm y tế với các mức độ khác nhau tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân và tuyến viện phẫu thuật. Địa chỉ nạo VA cho trẻ tốt nhất! Địa chỉ nạo VA tốt nhất cho trẻ Nạo VA là thủ thuật đơn giản nhưng để đảm bảo an toàn và không gây biến chứng cho trẻ, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Dưới đây là một số địa chỉ nạo VA cho trẻ tốt nhất, bạn nên tham khảo: Tại Hà Nội Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Nhi Trung Ương Địa chỉ: Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viên Trung ương Quân đội 108 Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh viện Y Hà Nội Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Việt – Pháp Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Tại TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TPHCM. Bệnh viện Nhi đồng 1 Địa chỉ: Số 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM. Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn Địa chỉ: Số 1 – 3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM. Bệnh Viện FV Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Hồ Chí Minh Chăm sóc trẻ trước trong và sau nạo VA Trước khi nạo VA Nguyên tắc chung: 1 tuần trước khi thực hiện nạo VA, dừng cho trẻ uống tất cả các loại thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau có thể làm tăng khả năng chảy nhiều máu ( trừ khi có chỉ định của bác sĩ). Thông báo với bác sĩ các loại thuốc trẻ sử dụng bao gồm kê đơn, không kê đơn, vitamin,… Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời hạn cho trẻ ăn uống trước khi nạo. Chuẩn bị sẵn cặp nhiệt độ và thuốc hạ nhiệt cho trẻ. Ổn định tâm lý bình tĩnh cho trẻ trước khi phẫu thuật. Gây mê sẽ trở nên không an toàn nếu dạ dày trẻ chứa thức ăn hay đồ uống. Đôi khi, trong thời gian mổ trẻ có thể nôn và thức ăn bị nôn có thể đi vào phổi. Nếu trẻ đã ăn hoặc uống sau các mốc thời gian nói trên, bác sĩ có thể phải trì hoãn ca mổ hoặc đổi lịch mổ sang ngày khác. Sau khi nạo VA Sau khi thực hiện nạo VA, trẻ được chăm sóc tại phòng hồi sức chờ tỉnh, Khi tỉnh dậy các bé thường thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, quấy khóc,…Những biểu hiện đó đều là bình thường, không có gì đặc biệt. Trẻ có thể nôn trớ chất nhày có dính ít máu, nếu việc nôn diễn ra kiên tục, cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời. Cách chăm sóc trẻ sau khi nạo VA Thông thường sau 3-4 giờ, trẻ phục hồi và hành xử như thường, không có biến chứng gì khác thì sẽ được xuất viện. Những ngày đầu sau khi ra viện, bạn nên chú ý chỉ cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt dần dần chuyển sang dạng đặc hơn. Cho trẻ uống nhiều nước đề phòng tình trạng thiếu nước thường xảy ra sau khi mổ, làm tăng độ đau cho trẻ. Sau 10 ngày đến 2 tuần thì trẻ hoàn toàn phục hồi trở lại. Quá trình diễn ra từ từ, đôi khi có thể châm hơn do bị nhiễm trùng. Trẻ sau khị nạo VA không bị đau khi nuốt nên các hoạt động ăn uống diễn ra bình thường. Tuy nhiên một số trẻ cảm thấy đau hoặc cứng cổ ( do tư thế nằm khi nạo). Triệu chứng này sẽ mất đi sau một vài ngày. Bạn có thể chườm ấm hoặc dùng thuốc giảm, cho trẻ tập các bài tập xoay cổ nhẹ nhàng. Trẻ có thể chảy nhiều dãi, đau miệng, thậm chí là đau tai trong thời gian bình phục, điều này nằm trong phạm vị cho phép, tùy thuộc vào mức độ. Một số trẻ ngủ ngáy, đó là dấu hiệu của việc phù nên, triệu chứng này thường mất đi trong tuần đầu. Trẻ có thể bị thay đổi giọng nói sau khi nạo VA do hình dáng và kích thước của khoang miệng bị thay đổi. Trẻ thường hay sốt nhẹ hoặc vừa. Nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ và vẫn ăn uống bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Hơi thở có mùi do cổ họng tiết nhiều đờm hoặc quá trình liền vết thương đang diễn ra. Bạn chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Trong thời gian phục hồi, trẻ dễ bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp khác nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người ốm trong gia đình, tránh tụ tập nơi đông người. Cách giảm đau an toàn cho trẻ: Sử dụng thuốc giảm đau, chế phẩm từ paracetamol. Chú ý đừng cho trẻ uống thuốc khi bụng đói vì có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn hay nôn sau phẫu thuật. Không nên dùng ibuprofen trong vòng 2 tuần sau mổ vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu. Giảm đau rát vết mổ cắt bằng cách cho trẻ uống nhiều nước. Cho trẻ vui chơi, nô đùa giúp trẻ quên đi nỗi đau. Tuyệt đối không cho trẻ ăn các món cay nóng, góc cạnh, cứng dễ làm trầy xước vết mổ trong thời gian bình phục. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ: Sốt trên 39 độ, thân nhiệt không hạ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt. Tình trạng nôn liên tục, không dừng. Đau tăng lên nhiều, không thể ăn uống. Chảy máu trầm trọng. Trẻ bị mất giọng hoàn toàn trong suốt 24 giờ. Trên đây là những thông tin khái quát về phương pháp nạo VA cho trẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích với bạn đọc. Nguồn: https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=tonsillectomy-and-adenoidectomy-161-8 https://www.medicalnewstoday.com/articles/323016.php http://www.schn.health.nsw.gov.au/fact-sheets/adenoidectomy