Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt thì có nguy hiểm không?

Ho là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ho về đêm. Đặc biệt, trong một số trường hợp, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt khiến bậc cha mẹ vô cùng lo lắng bởi không biết nguyên nhân do đâu. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cảm lạnh ngoài ho thì còn gây nghẹt mũi và mệt mỏi

Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Dị ứng 

Dị ứng có thể là nguyên nhân phổ biến gây ra trẻ ho về đêm không sốt. Hiện tượng dị ứng có thể tới từ môi trường bên ngoài không sạch sẽ, bụi bẩn, ô nhiễm,…hoặc các tác nhân khác như dị ứng thực phẩm, dị ứng phấn hoa và dị ứng thú cưng. 

Chúng gây kích thích niêm mạc họng và đường hô hấp, dẫn đến ho. Trong trường hợp này, ho chính là phản ứng của cơ thể giúp tống các tác nhân này ra ngoài. Khi ấy, trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ một triệu chứng nào khác như sổ mũi, đờm,…

Cảm lạnh

Đây có thể làm một trong những nguyên nhân gây ra trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Cảm lạnh thường đi kèm với viêm họng và tắc nghẽn mũi, dẫn đến kích thích niêm mạc họng và làm cho trẻ ho nhiều vào ban đêm.

Đặc biệt, tình trạng này rất dễ xảy ra vào thời điểm thời tiết có sự thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao, không khí nồm ẩm, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi nảy nở tấn công vào cơ thể bé, dẫn tới cảm lạnh.

Cảm lạnh ngoài ho thì còn gây nghẹt mũi và mệt mỏi
Cảm lạnh ngoài ho thì còn gây nghẹt mũi và mệt mỏi

Viêm phế quản

Tác nhân chính của tình trạng này là do virus tấn công đường thở, thường gặp phải vào lúc cuối đông, đầu xuân. Viêm phế quản có thể gây ra tiếng ho hoặc tiếng khò khè, đặc biệt là vào ban đêm khi niêm mạc phế quản bị kích thích hoặc sưng to.

Viêm xoang

Viêm xoang thường gặp với trẻ nhỏ sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp cấp. Nếu không chữa trị nhanh chóng và phù hợp có thể tái phát, thậm chí trở thành mãn tính. Dịch trong vùng xoang bị tắc nghẽn, không thể thoát ra ngoài dẫn tới chảy ngược lại vào trong cổ họng gây ứ. Từ đó, niêm mạc họng bị kích thích dẫn tới ho, có thể còn đau cả họng, trán, kèm theo nước mũi đặc, mùi hôi. 

Hen suyễn 

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể còn do bệnh hen suyễn. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể là cả tính mạng. Hen suyễn với triệu chứng ho kéo dài và tức ngực, khò khè, nôn ói. Lưu ý, khi trẻ cảm thấy khó thở, phải thực hiện ngay các biện pháp can thiệp để tránh biến chứng và hậu quả xấu xảy ra.

Hen suyễn không chỉ gây ho về đêm mà còn nguy hiểm đến sức khoẻ
Hen suyễn không chỉ gây ho về đêm mà còn nguy hiểm đến sức khoẻ

Viêm phổi

Viêm phổi có thể gây ra ho và khó thở bởi virus, vi khuẩn đang tấn công phổi gây ra tổn thương nhiễm trùng. Điều này thường trở nên tồi tệ vào ban đêm khi trẻ nằm nghỉ.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt.  Acid dạ dày có thể kích thích niêm mạc họng và gây ra ho. Đặc biệt khi trẻ ăn muộn hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ khiến nôn trớ, khò khè.

Tư thế nằm ngủ

Một số tư thế nằm ngủ không tốt có thể làm cho trẻ khó thở, gây áp lực lên ngực và hẹp đường dẫn khí, gây ra ho vào ban đêm.

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có nguy hiểm?

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt CÓ THỂ nguy hiểm tuỳ vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý khác nhau. Nếu trẻ chỉ ho, không sốt, không dị ứng, thì chỉ cần tăng cường sức đề kháng, vệ sinh sạch sẽ là chấm dứt. Còn nếu tình trạng ho liên quan đến các bệnh lý về hô hấp thì cần đưa bé đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, khi trẻ ho, ba mẹ cần bình tĩnh xử lý, không tự ý cho uống thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh gây các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt nên được thăm khám điều trị kịp thời
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt nên được thăm khám điều trị kịp thời

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt, cha mẹ nên làm gì?

Khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt, cha mẹ có thể thực hiện theo một số biện pháp sau đây để khắc phục tình trạng này:

Dùng thuốc trị ho không kê đơn

Ưu tiên các loại siro với tác dụng long đờm và giảm ho. Đặc biệt, nên chọn các sản phẩm thành phần thiên nhiên, an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Nổi bật trong số đó có thể kể đến Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro Heviho. Sản phẩm phù hợp với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết. Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.

Siro Heviho
Siro Heviho

Với các thành phần như Cao Xạ Can, Cao Cát cánh, Cao Mạch môn, Cao Cam thảo,…hoàn toàn tự nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Hỗ trợ làm ấm họng, giải cảm, giảm ho, long đờm, tăng cường sức đề kháng của trẻ. Hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài, do viêm đường hô hấp trên.

Sử dụng các mẹo dân gian

Cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp trị ho cho trẻ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc đảm bảo hợp lý và đúng liều lượng. Ví dụ như:

  • Lá hẹ thái nhỏ hoặc quất xanh cắt đôi trộn đường phèn, đem chưng trong 15-20 phút rồi chắt nước cho trẻ uống.
  • Lá xương sông trộn mật ong, hấp cách thuỷ trong 15-20 phút, rồi chắt lấy nước cho trẻ uống.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Cha mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên cho trẻ ăn quá no sát giờ đi ngủ. Ăn các thực phẩm dễ tiêu, uống đủ nước và hạn chế các loại thực phẩm như tôm, cua, hải sản.
  • Đảm bảo trẻ có một môi trường ngủ thoải mái với độ ẩm và nhiệt độ phù hợp. Tránh các tác nhân như khói bụi, lông thú, phấn hoa,…
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh phần mũi, họng cho trẻ. Lưu ý, ba mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để vệ sinh , tránh gây kích ứng niêm mạc bé.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi ngủ để tránh bị nhiễm lạnh, nhất là phần cổ, bàn chân. Không nên bật điều hoà quá thấp vào mùa hè, để gió chiếu thẳng vào mặt và mũi bé,
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc hoặc hóa chất có thể kích thích họng.
Giữ ấm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp nâng cao sức khoẻ
Giữ ấm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp nâng cao sức khoẻ

Hy vọng thông qua bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh về tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Từ đó, cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để chấm dứt hiện tượng này ở bé một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Cập nhật lúc: 29/12/2023
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!
Loading...