Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Bởi vì lúc này cơ thể trẻ còn đang trong quá trình trưởng thành, hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh, dễ bị nhiễm bệnh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Hãy cùng Heviho tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gặp phải tình trạng này nhé!

Nguyên nhân và cách xử lý trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Trẻ em ho nôn trớ về đêm là biểu hiện sinh lý rất thường gặp. Với trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hoá vẫn chưa hoàn chỉnh, dạ dày thực quản nằm trên một đường thẳng. Cho nên, nếu ăn quá no trước khi đi ngủ, thức ăn chưa kịp tiêu hoá hết sẽ đẩy ngược lên cổ họng gây nôn, đồng thời kích thích niêm mạc gây ho.

Ngoài ra, cũng có trường hợp cha mẹ bế sai cách, rung lắc mạnh làm dạ dày của trẻ co thắt gây ra trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm. Không những vậy vào buổi đêm, trẻ có tư thế ngủ không thoải mái, hay rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột cũng khiến bé trớ.

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý trên, thì trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau đây:

Các bệnh lý về hô hấp 

Các bệnh nhiễm trùng hô hấp như cảm lạnh, viêm họng hoặc viêm amidan là nguyên nhân phổ biến gây ra ho và nôn ở trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể bị ho và nôn vì hen suyễn, một bệnh mãn tính của đường hô hấp gây ra các cơn ho và khó thở, đặc biệt vào ban đêm.

Các bệnh lý về tiêu hoá

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm vì gặp các vấn đề tiêu hoá như trào ngược dạ dày, viêm ruột hay rối loạn tiêu hoá. Nhiễm khuẩn dạ dày hoặc ruột cũng có thể gây nôn và nhiều triệu chứng tiêu hóa khác nhau.

Dị ứng

Trẻ có thể dị ứng với thức ăn đã tiêu thụ trong bữa tối hoặc trước đó, gây ra nôn và ho. Bên cạnh đó, dị ứng môi trường như dị ứng cỏ hoặc bụi nhà có thể gây ra ho và làm trẻ tỉnh dậy vào ban đêm.

Vấn đề về hệ thần kinh

Tuy đây là nguyên nhân khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể là lý do gây ra trẻ ho về đêm và nôn. Trẻ có thể có vấn đề về hệ thần kinh hoặc hệ thống thần kinh trung ương như viêm màng não, viêm não dẫn đến các triệu chứng không bình thường, bao gồm cả việc nôn và ho vào ban đêm.

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm có nguy hiểm không?

Thông thường, trẻ nhỏ bị ho hay trớ nhẹ là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm kéo dài thì đây là dấu hiệu báo động, cần được quan tâm và điều trị kịp thời. 

Tình trạng trẻ 3 tuổi bị ho và nôn vào ban đêm có thể nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng và tần suất của chúng. Nếu không được chẩn đoán, xử trí sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nếu trẻ bị nôn kết hợp với sốt cao cần được đưa đi khám sớm
Nếu trẻ bị nôn kết hợp với sốt cao cần được đưa đi khám sớm

Bên cạnh đó, trẻ nôn quá nhiều trong một thời gian ngắn hoặc nôn trớ mỗi đêm, điều này có thể gây mất nước và dẫn đến tình trạng mất chất điện giải, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập và chơi đùa.

Đáng ngại hơn là các triệu chứng này đi kèm với biểu hiện khác như sốt cao, khó thở, mệt mỏi,…thì phụ huynh cần phải ngay lập tức đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và tránh các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra.

Cách chăm sóc trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Việc chăm sóc đúng cách và kịp thời cho trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm là rất quan trọng, giúp bé thoải mái và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Cha mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau đây:

Giữ ấm cho trẻ

Đảm bảo trẻ được mặc đủ ấm trong giấc ngủ để tránh cảm lạnh. Sử dụng chăn hoặc áo ấm nếu cần nhưng không được quá bí. Kiểm tra nhiệt độ trong phòng ngủ của trẻ để đảm bảo không quá lạnh hoặc quá nóng.

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm cần được nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm cần được nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Nghỉ ngơi đầy đủ

Trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm cần thời gian để phục hồi. Vì vậy, hãy đảm bảo trẻ có đủ giấc ngủ hàng đêm, cần khoảng 10-12 giờ giấc ngủ vào độ tuổi 3 tuổi. Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái để giúp trẻ dễ dàng vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng

Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước để tránh tình trạng mất chất điện giải do nôn mửa. Ngoài ra, đảm bảo cho trẻ duy trì chế độ ăn uống cân đối và cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ép trẻ ăn vì có thể gây tâm lý phản kháng khiến trẻ chán ăn hơn.

Lưu ý cách xử trí đúng cách khi trẻ 3 tuổi bị ho và nôn về đêm

Khi trẻ em ho nôn trớ về đêm, việc xử lý chuẩn xác và đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé. Sau đây là một số lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần quan tâm:

Giữ vùng xung quanh luôn sạch sẽ

Sau khi trẻ nôn, hãy lau sạch miệng và mặt của trẻ bằng khăn sạch và ẩm. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và tránh tình trạng bị kích ứng da.

Đặt trẻ ở tư thế phù hợp

Nếu trẻ đã nôn hoặc đang nôn, đặt trẻ ở tư thế nghiêng để tránh nguy cơ nghẹn. Bạn có thể đặt gối dưới đầu của trẻ để giữ cho đầu cao hơn thân trên, giúp dạ dày duy trì vị trí nghiêng. 

Tránh bế xốc trẻ đột ngột khi đang nôn bởi sẽ làm tăng nguy cơ tràn dịch nôn vào đường hô hấp. Đặc biệt, trẻ nôn mạnh, kéo dài và có dấu hiệu khó thở, cần gọi ngay bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ cần được bù nước hợp lý để tránh tình trạng mất nước
Trẻ cần được bù nước hợp lý để tránh tình trạng mất nước

Bù nước

Sau khi trẻ nôn, đảm bảo trẻ được bù nước đầy đủ. Nôn mửa có thể dẫn đến mất nước và mất chất điện giải. Cho trẻ uống nước nhẹ hoặc dung dịch chứa điện giải, uống ngụm nhỏ tránh sặc.

Theo dõi tình trạng liên tục

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi nôn và trong thời gian tiếp theo. Nếu trẻ có triệu chứng tiêu hóa khó khăn, khó thở hoặc triệu chứng nghiêm trọng khác, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Tóm lại, nếu trẻ 3 tuổi bị ho và nôn và đêm, cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh xử lý tình huống và theo dõi trẻ sát sao. Còn lại, nếu tình trạng kéo dài và vượt quá khả năng kiểm soát thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cập nhật lúc: 29/12/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...