Viêm đường hô hấp

Phòng tránh tác hại bụi mịn, ô nhiễm không khí lên đường hô hấp

Hà Nội và TP. HCM những ngày gần đây đang chìm trong lớp “sương mù” do bụi mịn, ô nhiễm không khí khiến nhiều người lo lắng. Tác hại của nó ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Ô nhiễm không khí có mức độ nguy hiểm như thế nào? Thực trạng không khí tại các thành phố lớn, hiện tượng sương mù và các chỉ số về ô nhiễm không khí đã vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ô nhiễm không khí tới mức bụi nhiều mù mịt như sương Trong thành phần của không khí thì các hạt bụi có vai trò quyết định tới chất lượng. Thông thường các hạt bụi mà chúng ta thấy được là hạt có kích thước lớn. Còn bụi siêu mịn kích thước dưới 2,5 micromet thì chúng ta sẽ không thấy và cảm nhận rõ ràng được. Khi hít vào phổi loại bụi mịn này chúng sẽ theo đường máu vào trong cơ thể gây ra phản ứng viêm và gây bệnh ở nhiều cơ quan khác, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Nồng độ bụi mịn ở Hà Nội, HCM đang ở mức báo động, chỉ số chất lượng không khí (AQI) có ngày ở ngưỡng cao nhất Thế giới Ô nhiễm không khí đang được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Ứớc tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan tới ô nhiễm không khí (Theo WHO). Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn rất nhiều chiếm tỷ lệ 43%. Do vậy tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chúng ta nên giữ bầu không khí trong lành. Chất lượng không khí không tốt thì con người sẽ là đối tượng phải gánh chịu hậu quả, tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta. Tác hại của bụi mịn tới đường hô hấp của trẻ nhỏ Theo PGS.TS bác sỹ Vũ Văn Giáp (Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai) cho biết: Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều, người bị ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn các bệnh lý về đường hô hấp. Ngoài ra, đối tượng người già và đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương bởi hệ hô hấp của các bé đang phát triển, hệ thống miễn dịch cũng chưa phát triển đầy đủ. Khi trẻ nhỏ hít phải bụi mịn vào rất dễ làm tổn thương niêm mạc từ đó gây ra các phản ứng viêm. Đây chính là nguyên nhân gây khiến các triệu chứng như ho có đờm, ho khan, viêm họng, cổ họng đau rát,…bị tái đi tái lại khiến bé mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân. Hơn nữa, các chất gây ô nhiễm không khí có hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ theo nhiều cách nếu thường xuyên tiếp xúc với chúng, chẳng hạn như: Cản trở sự tăng trưởng và phát triển của bé hoặc thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của phổi. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm một cách thường xuyên có thể làm nặng thêm các tình trạng sức khỏe như xơ nang hoặc hen suyễn ở trẻ em. Tác hại ô nhiễm không khí ngoài việc ảnh hưởng đến hệ hô hấp thì chúng cũng tác động lên hệ thần kinh. Việc tiếp xúc lâu dài với các chất có hại như chì có nguy cơ kìm hãm sự phát triển nhận thức của trẻ. Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, góp phần làm cho tình trạng sức khỏe của con người trở nên yếu ớt hơn. Các biện pháp bảo vệ bé yêu và gia đình Với tình hình ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nặng nề hiện nay, mọi người nên bảo vệ đường hô hấp bằng cách: Cần theo dõi dự báo trên các trang thông tin đại chúng để biết được những thông số về mức an toàn trong không khí, từ đó có những kế hoạch di chuyển và phòng vệ sức khỏe cho bé và gia đình. Những ngày mức độ ô nhiễm không khí cao chúng ta nên hạn chế ra ngoài đặc biệt là qua những khu vực bị ảnh hưởng nặng. Nếu buộc phải ra ngoài thì hãy đeo khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi. Khi ra ngoài nên che chắn cho bé cẩn thận Với những gia đình gần khu vực ô nhiễm nên đóng cửa lúc không cần thiết và sử dụng máy lọc không khí hoặc điều hòa để hạn chế những tác nhân ô nhiễm. Khi bé hay người lớn trong gia đình chớm có dấu hiệu ho, đờm, viêm mũi họng, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa các biến chứng bằng cách giữ vệ sinh mũi họng, sử dụng các phương pháp dân gian hoặc các sản phẩm từ thảo dược lành tính. Heviho – Giải pháp cho bé ho đờm, viêm mũi họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Với mong muốn tìm ra sản phẩm thảo dược Việt Nam: Hiệu quả – An toàn – Chất lượng cao, viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công Siro và viên nén Heviho. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ và người lớn đã được chứng minh về tính an toàn. Sử dụng ngay viên uống và siro Heviho chính hãng để: Giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng, đau rát, cổ họng sưng viêm. Ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng nhờ chất kháng viêm được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền và chỉ có ở siro Heviho và viên nén Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm. Tăng sức đề kháng vùng thành họng, tránh tái phát. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Siro Heviho tại nhà BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ  

Nguyên nhân gây ho khan và cách chữa trị hiệu quả

Ho khan kéo dài là triệu chứng khá phố biến. Mặc dù ho khan thường không phải vấn đề nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, cản trở sinh hoạt bình thường và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy, ho khan xuất phát từ đâu và làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng ho khan kéo dài? Ho khan là gì? Ho là phản xạ của đường hô hấp nhằm tống các tác nhân gây bệnh, các phân tử kích thước lớn, đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp. Mặc dù là phản xạ hữu ích của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh, tuy nhiên nếu ho nhiều và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ho khan kèm theo cảm giác kích ứng họng Ho được chia thành 2 loại phổ biến là ho có đờm và ho khan. Ho khan là ho không kèm theo đờm, thường gây ra do kích ứng. Ho khan thường kèm theo cảm giác khó chịu cổ họng hoặc ngứa họng. Ho khan có thể xảy ra trong thời gian ngắn, thường trong vòng 1 tuần đối với các bệnh cảm cúm thông thường, hoặc kích ứng do thời tiết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trên 8 tuần ở người lớn và trên 4 tuần ở trẻ nhỏ sẽ được coi là ho khan mạn. Các nguyên nhân gây ho khan và cách khắc phục Ho khan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường nhất là nhiễm khuẩn hô hấp hoặc kích ứng với các yếu tố môi trường. Ít gặp hơn, ho khan có thể gặp trong các bệnh mạn tính như hen phế quản, trào ngược dạ dày- thực quản, ho do suy tim,… hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp Bệnh nhân bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng cấp, viêm VA cấp… có thể xuất hiện triệu chứng ho khan. Bệnh thường gặp lúc giao mùa, thay đổi thời tiết, khi sức đề kháng giảm sút tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Các trường hợp ho do cảm cúm có thể tự hết sau khoảng 5-7 ngày mà không cần can thiệp điều trị, bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm ho để cải thiện triệu chứng, chú ý giữ ấm, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để cơ thể chóng hồi phục. Một số bệnh mạn tính Thường gặp nhất là hen phế quản (hen suyễn). Bệnh nhân hen thường xuất hiện các đợt khó thở, dấu hiệu thở khò khè điển hình, đặc biệt là khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, thời tiết chuyển mùa. Bên cạnh đó, ho cũng là một dấu hiệu rất thường gặp, bệnh nhân thường ho tăng về đêm, có thể gặp ho khan hoặc ho có đờm, tuy nhiên ho khan gặp nhiều hơn. Ho khan là triệu chứng viêm họng mạn Bệnh nhân viêm họng mạn thể teo có thể gặp triệu chứng ho khan dai dẳng. Giai đoạn này, niêm mạc họng bị teo, eo họng rộng, tiết nhầy không đủ sẽ gây khô họng, kích ứng và ho. Một số bệnh viêm mạn tính khác ở đường hô hấp cũng có thể gây ho khan dai dẳng không dứt. Trào ngược dạ dày – thực quản cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của ho khan dai dẳng. Dịch vị dạ dày trào lên thực quản gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây ra ợ nóng, buồn nôn, nôn, ho khan dai dẳng, khàn giọng… Ho khan mạn tính cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh nội khoa như suy tim, xơ phổi, hoặc ung thư phổi…  Các trường hợp ho khan kéo dài là hậu quả của các bệnh khác, bên cạnh điều trị triệu chứng, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác để điều trị vào nguyên nhân bệnh. Ho do kích ứng Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng có thể có biểu hiện ho khan khi thời tiết thay đổi, hoặc do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên trong môi trường như khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm… Các trường hợp này, người bệnh cần tách khỏi các yếu tố dị nguyên, triệu chứng ho khan sẽ thuyên giảm và hết dần. Ho khan do thuốc Một số loại thuốc có tác dụng không mong muốn là gây ho. Điển hình là nhóm thuốc ức chế men chuyển được dùng phổ biến trong điều trị cao huyết áp. Bệnh nhân mới dùng thuốc cao huyết áp và bị ho khan dai dẳng, không đáp ứng với các thuốc giảm ho thông thường nên đến gặp bác sỹ để được đổi sang loại thuốc hạ áp khác thích hợp hơn. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến ho khan. Để xử lý triệt để tình trạng này, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân ho khan là gì và có hướng điều trị phù hợp mới có thể chấm dứt tình trạng ho lâu ngày. Bên cạnh đó, các sản phẩm có khả năng giảm ho hiệu quả rất cần thiết để cải thiện nhanh triệu chứng, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. Hiện nay, xu hướng đang được các bệnh nhân ho khan tin tưởng lựa chọn vi đem lại hiệu quả cao là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng mà rất an toàn, lành tính. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001208  để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Nguồn tham khảo https://en.wikipedia.org/wiki/Cough https://www.healthline.com/health/dry-cough#treatment

Chữa ho viêm họng có đờm cho bé với chanh và muối

Viêm họng kèm theo ho, có đờm là bệnh phổ biến, có thể thấy ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đặc biệt trong điều kiện giao mùa như hiện nay, số người nhiễm viêm họng tăng cao. Hầu hết mọi người khi mắc bệnh đều có triệu chứng ho có đờm, gây nhiều phiền toái. Vậy cách chữa ho viêm họng có đờm như thế nào đạt hiệu quả? Trong bài viết ngày hôm nay, sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về một trong vô vàn cách chữa ho có đờm do viêm họng bằng chanh và muối. Chanh và muối có công dụng trị ho Trong vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng làm mát dịu cổ họng, chứa nhiều vitamin C, kali, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Hơn nữa chanh kết hợp với muối có vị mặn, tính sát khuẩn cao, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ họng ngay lập tức. Nước chanh muối cung cấp đủ các loại muối kháng giúp cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Bạn có thể ngậm hoặc dùng với nước ấm. Ngoài ra, chanh còn một số công dụng khác như: Chanh chứa kali giúp điều hòa huyết áp, chống trầm cảm, loại bỏ cảm giác khó chịu, chóng mặt. Chứa nhiều vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch, là phương thuốc lý tưởng cho những ai hay bị cảm cúm. Chanh giúp thải độc tố, kích thích hoạt động của thận, làm sạch thành ruột và cung cấp nước cho cơ thể. Làm sạch gan, loại bỏ độc tố ra ngoài. Giảm cân, lọc máu. Điều trị triệu chứng của các dạng viêm họng. Với những công dụng trên, chanh và muối được dùng để làm giảm các cơn ho, làm tiêu đờm ở những người bị viêm họng hoặc cảm lạnh. Hơn nữa, chanh muối còn hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, tăng sức đề kháng. Cách dùng chanh muối chữa ho viêm họng có đờm Chanh muối có nhiều công dụng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách ngâm và sử dụng như thế nào. Dưới đây là các bước thực hiển để có được một hũ chanh muối đạt chuẩn: Nguyên liệu chuẩn bị: Chanh tươi, muối, phèn chua và  1 hũ thủy tinh. Bạn nên chọn những quả chanh to, tròn, vỏ mỏng, tránh những quả dập nát, héo. Đầu tiên, đem chanh đi rửa sạch, để ráo nước. Chà vỏ chanh với muối hạt để loại bỏ tinh dầu (tránh hiện tượng nổi váng khi ngâm), khi nào muối chuyển sang màu xanh thì dừng. Đem rửa lại với nước vài lần cho sạch. Sau đó trần lại chanh với nước đun sôi khoảng 2-3 phút. Vớt ra, để ráo nước. Lấy một lượng phèn chua vừa đủ pha với nước lạnh. Cho chanh đã trần vào ngâm qua 1 đêm. Sáng hôm sau vớt chanh ra, rửa nhiều lần với nước cho sạch. Sau khi rửa sạch chanh, đem phơi dưới nắng cho đến khi ngả màu vàng, vỏ se lại thì đem vào chỗ râm cho nguội. Tiếp theo đun nước muối đặt ( độ đặc vừa đủ, không cho quá nhiều hoặc quá ít muối, có thể dùng hạt cơm để kiểm tra độ mặn của nước muối), lọc bỏ tập chất có trong muối. Xếp chanh vào hũ thủy tinh, đổ nước muối đặc đã lọc ngập chanh, dùng que tre hoặc đĩa sứ nhỏ chèn bên trên để chanh luôn chìm dưới nước muối. Để như vậy sau 1 tháng là có thể dùng, để càng lâu, chanh muối càng phát huy tác dụng. Một hũ chanh muối này, bạn có thể dùng cho cả năm, thậm chí là 3 năm cũng không bị nổi váng hay sủi bọt, nấm mốc. Mỗi khi cảm thấy nóng sốt, đau họng, ngứa ngáy, khó chịu, có triệu chứng húng hắng ho, bạn chỉ cần lấy một thìa chanh muối pha với nước ấm để uống. Sau vài lần dùng, những triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyện giảm.Nếu muốn thơm ngon hơn, khi dùng bạn có thể cho thêm ít nước cốt chanh. Một số lưu ý: Tuyệt đối không pha chanh muối với nước lạnh, không những không trị được ho do viêm học có đờm mà còn khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều đờm và ho kéo dài. Khi pha nước cốt chanh muối nên lấy một lượng vừa đủ, tránh trường hợp bị loãng quá hoặc đặc quá sẽ không phát huy được công dụng. Nếu hũ chanh muối của bạn bị nổi váng bọt, đừng vội vứt đi, bạn hãy vớt váng ra và cho thêm muối vào hũ chanh hoặc thay nước muối mới. Trường hợp quả chanh bị đen khi ngâm, nhưng chưa chắc đã phải hỏng. Bạn hãy kiểm tra thông qua mùi thơm, nếu mở nắp ra mà vẫn có mùi thơm của chanh thì không có vấn đề gì. Chỉ cần mang phơi nắng vài hôm là quả chanh sẽ có màu trong ngay. Nếu không có mùi thơm thì chanh muối của bạn đã hỏng, bạn nên làm lại một hũ mới. Ngoài cách sử dụng chanh muối trên để chữa viêm họng ho có đờm thì bạn có thể áp dụng những cách đơn giản hơn như súc miệng bằng nước muối loãng ( ngày 3-4 lần) hay trước khi đi ngủ ngậm 1 lát chanh với mấy hạt muối. Chúng đều có công dụng trị ho có đờm do bệnh viêm họng hoặc các bệnh về đường hô hấp khác gây ra. Siro Heviho  – giảm nhanh tình trạng ho, viêm họng, có đờm Bên cạnh những cách chữa ho có đờm trên thì hiện nay việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang là xu hướng được nhiều người tin dùng. Siro Heviho là một trong những giải pháp đã được nhiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn an toàn cho sức khỏe, không có tác dụng phụ như thuốc kháng sinh. Siro Heviho là giải pháp ngăn ho viêm họng có đờm an toàn được nhiều người lựa chọn Hoạt chất S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng ức chế trên 50% thể tích khối viêm. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm ra ra tác dụng và ứng dụng Sâm đại hành trong việc chống viêm, kháng khuẩn, sử dụng trong điều trị viêm đường hô hấp. Xạ can có thành phần chính là các flavonoids, isoflavonoids, titerpenoids, dịch chiết từ phần thân rễ của cây có tác dụng chống viêm mạnh dùng trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp. Xạ can chống viêm, giảm đau rất mạnh (tác dụng chống viêm tương tự Indomethacine), có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp và nhiều chủng vi nấm, giảm ho, giảm đờm. Bên cạnh đó, Cát cánh có công dụng tiêu đờm; Xuyên bối mẫu giúp long đờm, chống viêm, chống phù nề; Mạch môn làm giảm kích thích đường hô hấp. Sản phẩm Siro Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tránh tái phát. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bé thoát khỏi những khó chịu do ho, đờm và viêm họng nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Siro Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY 

Ho có đờm do viêm họng ở trẻ - mẹ chớ chủ quan!

Khác với các triệu chứng ho thông thường, ho có đờm do viêm họng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Nếu ho có đờm kéo dài lâu ngày có thể gây tắc ứ đường thở, hệ lụy tới nhiều bệnh về đường hô hấp khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ho có đờm do viêm họng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ Màu của đờm khi ho nói lên tình trạng viêm họng Ho không phải là bệnh mà là một trong các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi,… Ho là một phản xạ tự nhiên, có lợi cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ các chất bài tiết, bụi bẩn, chất gây kích ứng, dị vật ra khỏi cổ họng, có tác dụng làm sạch phổi, tiêu đờm. Ho có đờm xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra, quyện lẫn tạp chất. Trẻ bị viêm họng thường có đờm gây khò khè khi thở. Tùy vào từng thời điểm của bệnh mà đờm nhầy có số lượng, màu sắc, mùi vị, kết cấu đặc hay loãng khác nhau. Màu trắng đục Nếu đờm có màu trắng đục có nghĩa là các mô trong mũi bị sưng,chất dịch nhầy trong khoang họng không thể di chuyển qua đường mũi ra ngoài như thường. Lâu dần, tích tụ lại trở nên đặc quánh thành các mảng vẩn đục màu trắng.Thông thường trẻ các bệnh về viêm đường hô hấp như viêm họng trong giai đoạn đầu, khi mới chớm bị viêm nhiễm thì đờm có màu trắng ngà. Màu vàng hoặc xanh Nếu nguyên nhân gây viêm họng là virus hoặc vi khuẩn thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ huy động các bạch cầu tấn công lại. Tế bào bạch cầu chứa protein có màu xanh, quyện lẫn với các tạp chất tạo nên dịch đờm màu xanh. Nếu đờm có mùi hôi thì đồng nghĩa với việc trong khoang họng của trẻ đã xuất hiện mủ (thường gặp khi viêm họng chuyển sang dạng mãn tính viêm họng hạt). Màu hồng hoặc đỏ Đờm có màu hồng và đỏ chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng. Xảy ra xuất huyết trong họng hoặc có thể bệnh đã biến chứng sang phù phổi cấp, nhiễm trùng phổi. Nếu hiện tượng ho ra đờm có máu kèo dài, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Cách giảm ho có đờm do viêm họng Màu sắc của đờm càng đậm, càng đặc quánh, có mùi thì mức độ nghiêm trọng của bệnh càng cao. Vì vậy, ngay trong giai đoạn đầu của ho có đờm, bạn nên có phương pháp chữa trị sớm và phù hợp. Dưới đây là một vài cách chữa trị ho có đờm bạn nên tham khảo: Những phương pháp điều trị ho có đờm do viêm họng Dùng thuốc Thuốc giảm ho: có tác dụng làm giảm kích thích họng, hạn chế các cơn ho. Làm dịu lớp niêm mạc bị viêm nhiễm. Các loại thuốc thường dùng như codein, pholcodin, dextromethorphan. Trong đó pholcodin và codein có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp, dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau. Nên trẻ em, người bị hen suyễn, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được dùng codein có thể gây ức chế hô hấp. Thuốc long đờm: có tác dụng làm loãng đờm, tiêu dịch nhày, giảm độ nhớt, đặc quánh của đờm, giúp cho đờm dễ dàng di chuyển ra ngoài. Thuốc chống viêm, tiêu đờm: giảm viêm nhiễm, sưng đau do viêm họng gây ra. Hạn chế kích ứng vùng họng, giảm ho, tiêu đờm. Liệu pháp tự nhiên Để giúp cho quá trình loại bỏ đờm khi ho do viêm họng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên: Làm ẩm không khí: Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp khiến cổ họng của bạn bị khô rát, gây kích ứng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Việc làm ẩm không khí bằng máy phun sương, máy làm ẩm không khí giúp giảm ho có đờm, độ ẩm tăng giúp đờm trong họng loãng ra, ít quánh đặc, hạn chế hiện tượng tắc nghẽn đường thở. Uống đủ nước: Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần ( tối thiểu 1 lít nước mỗi ngày) giúp làm dịu nóng rát cổ họng khi bị viêm nhiễm. Đồng thời nước cũng có công dụng làm mền, lỏng chất dịch đờm khiến chúng dễ dàng thoát ra ngoài qua đường miệng mũi. Thực phẩm: Khi trẻ bị ho có đờm do viêm họng, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống. Không sử dụng các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ làm tăng tiết dịch ở khoang miệng. Tích cực bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho đường hô hấp như mật ong, chanh, quất, tỏi,…các loại vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ: đặc biệt là vệ sinh khoang miệng phải đảm bảo luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng hơn, bệnh lâu khỏi dễ chuyển sang dạng mãn tính khó điều trị. Thực hiện súc miệng bằng nước muối loãng 3 lần trong ngày, sau khi ăn. Dùng tinh dầu: một số loại tinh dầu như khuynh diệp, bạc hà, bạch đàn,… để xong giúp giảm ho, giảm đờm, thông mũi, điều hòa không khí.

Viêm VA cấp: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm VA cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Nhiều nhất xuất hiện tại các bé đang trong độ tuổi đi học mẫu giáo, do bệnh dễ lây lan. Để biết cách phòng tránh bệnh cho con, bạn hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm VA cấp. Viêm VA cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ Viêm VA cấp là gì? VA là tên gọi viết tắt của Végétations Adénoides trong tiếng Pháp. Là tổ chức tế bào lympho ở vòm họng. Tuyến VA hình thành ngay khi được sinh ra, phát triển mạnh trong giai đoạn 2 tuổi và dần dần biến mất khi trẻ bước sang tuổi thứ 7. Tuy nhiên, nó vẫn còn xót lại ở một số người trưởng thành ( tỷ lệ là rất thấp). Trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi vẫn nhận được các kháng thể từ cơ thể người mẹ, nhưng khi từ 6 tháng trở lên, lượng kháng thể này hoàn toàn không đủ, nên các tế bào VA phát triển nhanh chóng, đóng vai trò như một cửa ngõ ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Trong quá trình hoạt động tiếp xúc với các loại vi khuẩn nên việc trẻ bị viêm nhiễm VA là điều khó tránh. Viêm VA cấp là sự viêm nhiễm cấp tính, các mô lympho có trong vòm họng bị tổn thương, nhiễm khuẩn nặng dẫn đến sưng phồng, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Lushka. Kích thước các mô lympho quá lớn dễ làm cản trở đường hô hấp ở trẻ, cần điều trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát, cấp tính. Nếu VA cấp không được điều trị sớm, bệnh kéo dài chuyển sang dạng mãn tính. Ở dạng mãn tính, bệnh khó điều trị và có nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh Theo thông kê ở nước ta có tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh viêm VA khá cao ( khoảng 30%) với nhiều cấp độ khác nhau, nguyên nhân chính là do: Virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus,… Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, Haemophilus Influenzae,… Bên cạnh đó, 1 số nguyên nhân gián tiếp gây nhiễm khuẩn ở trẻ như: Trẻ thường hay bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống thức ăn quá lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có sẵn trong khoang họng tấn công và phát triển gây viêm nhiễm. Trẻ mắc viêm VA sau ki nhiếm các bệnh như ho gà, sởi, thủy đậu,…. Do môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, vi khuẩn. Do cơ địa một số trẻ bị giang mai bẩm sinh hoặc tổ chức bạch hầu phát triển nhanh, nhiều hạch ở cổ, các khối amidan nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, trú ngụ và phát triển. Do các tế bào VA nằm ở vị trí ngã ba, nơi giao thoai giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp,nên khả năng viêm nhiễm cao. Triệu chứng giúp phát hiện trẻ viêm VA cấp Các triệu chứng của bệnh viêm VA cấp ở trẻ Hầu hết các trẻ viêm VA cấp đều có các biểu hiện dưới đây: Ở trẻ sơ sinh, bệnh khởi phát đột ngột, sốt 40-41 độ kèm theo các phản ứng dữ dội như co thắt thanh môn, co giật. Với trẻ lớn hớn cũng phát bệnh đột ngột, sốt cao, co thắt thanh quản, đau tai, có thể phản ứng màng não, nhưng mức độ nhẹ hơn trẻ sơ sinh. Trẻ có thể ngạt mũi 1 phần hoặc hoàn toàn, phải thở bằng miệng, thở nhanh, nhịp không đều khi gấp gáp, khi chậm chạp. Trẻ biếng ăn, thậm chí bỏ bú, đêm ngủ trẻ hay ngáy, giọng nói mũi kín, ho liên tục. Nhiều đờm nhầy, chảy dãi liên tục, hay bị nôn trớ, tiêu chảy,… Hốc mũi chứa nhiều dịch mủ, họng sưng tấy, bầm đỏ, lớp niêm mạc đỏ, bị phủ một lớp nhầy màu vàng hoặc trắng. Một số trường hợp xuất hiện hạch trắng góc hàm, ấn vào thấy trẻ kêu đau. Màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục, hơi lóm vào. Nếu tình trạng viêm VA cấp kéo dài khiến trẻ kém phát triển, da xanh xao, thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp, rối loạn tiêu hóa. Lâu ngày bệnh chuyển sang viêm VA mãn tính gây dị dạng giọng nói, xương sọ mặt biến dạng, răng hô, mọc lệch, môi hếch,… Biện pháp phòng tránh Bên cạnh những cách điều trị bệnh trên, bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ: Cách phòng tránh viêm VA cấp cho trẻ Vệ sinh sạch sẽ mũi họng hàng ngày cho trẻ, thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào mùa đông. Luôn đảm bảo cổ và gan bàn chân trẻ được giữ ấm. Hạn chế thói quen ăn, uống nước lạnh cho trẻ. Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá. Cải thiện môi trường sống, không cho trẻ đến những nơi tụ tập đông người trong giai đoạn bùng phát bệnh hô hấp. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Phương pháp điều trị Viêm VA cấp có thể gây ra nhiều bệnh lý biến chứng ở trẻ như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, rối loạn tiêu hóa, dị dạng sọ mặt,…Ngay khi phát hiện  bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cách điều trị. Dùng thuốc hạ sốt: Chỉ sử dụng thuốc khi trẻ sốt trên 38.5 độ, lưu ý dùng đúng liều lượng, khoảng thời gian uống thuốc theo độ tuổi và cân nặng của trẻ. Dùng thuốc làm loãng, long đờm, giảm ho, giúp trẻ dễ dàng hô hấp. Dùng thuốc nhỏ mũi như nước muối sinh lý dành cho trẻ em (ephedrin 1%, argyron 1%). Thường xuyên vệ sinh khoang mũi sạch sẽ cho trẻ bằng cách xì mũi hoặc dùng máy hút mũi ( với trẻ chưa biết xì mũi) Điều trị triệt để các bệnh nguyên nhân. Trong trường hợp bội nhiễm việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không quá lạm dụng thuốc, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Hiểu chứng viêm amidan cấp tính

Amidan là một bộ phận có tác dụng ngăn chặn các yếu tố gây hại từ môi trường vào trong cơ thể. Tuy nhiên amidan lại rất dễ bị viêm nhiễm do cấu tạo hang hốc là điều kiện tốt cho các tác nhân xấu xâm nhập và gây hại. Khi vi khuẩn, vi rút tấn công amidan sẽ gây ra tình trạng viêm amidan cấp tính. Vậy viêm amidan cấp tính là gì? Viêm amidan cấp tính có nguy hiểm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây. Viêm amidan là gì? Thế nào là viêm amidan cấp tính Amidan là khối tân bào nằm ở thành bên họng, có cấu trúc giống thịt. Amidan nằm ở giao điểm giữa đường ăn và đường thở nên có tác dụng tăng cường khả năng chống đỡ của cơ thể khỏi các vi rút, vi khuẩn gây hại. Viêm amidan là tình trạng amidan bị sưng viêm to, xảy ra do nhiễm trùng. Chứng bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Viêm amidan được chia thành 3 loại chính đó là viêm amidan cấp tính, viêm amidan mãn tính và viêm amidan tái phát. Viêm amidan cấp tính là tình trạng amidan khẩu cái viêm xung huyết và xuất tiết, tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ từ 3 – 4 tuổi trở lên, gây nên bởi vi khuẩn và hoặc vi rút. Ngoài ra tình trạng viêm amidan cấp tính thường là dấu hiệu ở thời kỳ đầu của các bệnh viêm nhiễm gây ra bởi các vi khuẩn hoặc vi rút khác như viêm khớp cấp, viêm màng não, bại liệt, dịch viêm não… Viêm amidan cấp tính nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ tiến triển nặng hơn thành viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan hốc mủ rất nguy hiểm và gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan cấp tính Vì amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài nên amidan rất dễ bị nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do vi rút hoặc vi khuẩn Viêm amidan cấp tính do vi rút: Andenovirus là loại vi rút liên quan đến cảm lạnh và viêm họng thông thường Rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất của cảm lạnh thông thường Vi rút cúm thông thường RSV là vi rút hợp bào đường hô hấp gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính Coronavirus là loại vi rút có thể gây lây nhiễm ở người, nguyên nhân gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) Ngoài ra còn có một số loại vi rút khác cũng gây viêm amidan cấp tính như: Virus Epstein-Barr, Vi rút Herpes simplex, Cytomegalovirus… Viêm amidan cấp tính do vi khuẩn: Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm amidan cấp tính là Streptococcus pyogenes. Còn các loại ít phổ biến hơn có thể kể đến như: Staphylococcus aureus (Khuẩn tụ cầu vàng) Mycoplasma gây viêm đường hô hấp và viêm phổi Vi khuẩn Chlamydia Bordetella gây ho gà Vi khuẩn Fusobacterium gây viêm họng nặng Vi khuẩn gây bệnh lậu Biểu hiện thường gặp khi bị viêm amidan cấp tính Viêm amidan cấp tính là bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên, khi mắc bệnh người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Triệu chứng amidan bị sưng nề: đây là triệu chứng đầu tiên và nhìn rõ nhất khi bị viêm amidan cấp tính Amidan bị viêm và sưng đau: khi vi khuẩn tấn công amidan chúng sẽ gây ra các ổ viêm đồng thời làm amidan bị sưng lên kèm theo cảm giác đau đớn khó chịu Triệu chứng đau khi nuốt nước bọt hoặc uống nước: khi amidan bị sưng viêm chắc chắn sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ngay cả khi nuốt nước bọt hay chỉ đơn giản là uống nước Với trẻ nhỏ các em sẽ có dấu hiệu chán ăn lười ăn vì viêm amidan khiến trẻ có cảm giác đau rát, khó chịu khi nuốt thức ăn Cơ thể mệt mỏi đau nhức: Viêm amidan cấp tính khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi do amidan sưng đau, ăn uống gặp khó khăn Triệu chứng thở khò khè, khản giọng, mất tiếng, ho có đờm, ớn lạnh, đau dạ dày, nôn… Phương pháp điều trị viêm amidan cấp tính Điều trị viêm amidan có nhiều cách, nếu tình trạng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, còn trong trường hợp không thể điều trị tại nhà thì có thể lựa chọn một trong những cách sau: Dùng thuốc tây y: Thuốc giảm đau có thể được sử dụng để làm giảm tình trạng đau rát khi amidan bị sưng viêm, một số loại có thể dễ dàng tìm thấy ở các nhà thuốc như acetaminophen, ibuprofen.Thuốc kháng sinh cũng là một trong những giải pháp giúp thoát khỏi tình trạng viêm amidan do vi khuẩn. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm amidan do vi khuẩn nào bác sĩ cũng kê đơn có thuốc kháng sinh Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt amidan chỉ được khuyên trong trường hợp bệnh nhân bị mắc viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan tái phát. Ngoài ra nếu viêm amidan gây ra các vấn đề thứ phát như: ngưng thở khi ngủ, khó thở hoặc khó nuốt, gây áp xe khó điều trị, viêm mô tế bào amidan thì cũng được khuyến cáo phẫu thuật cắt amidan. Có nhiều phương pháp được sử dụng để cắt amidan như: sử dụng laser, sóng vô tuyến, năng lượng siêu âm, sử dụng nhiệt độ lạnh hoặc kim được đốt nóng nhằm loại bỏ amidan Các biến chứng của viêm amidan cấp tính Viêm amidan cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ biến chứng thành viêm amidan mãn tính và viêm amidan hốc mủ, kéo theo đó là các hệ lụy như: Nhiễm trùng tai giữa Áp xe amidan Sốt phát ban Ngưng thở khi ngủ Sốt thấp khớp Viêm cầu thận Một số biện pháp khắc phục viêm amidan cấp tính tại nhà Nghỉ ngơi giúp cơ thể tập trung năng lượng chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra Uống nhiều nước làm cổ họng không bị khô và giảm bớt sự khó chịu. Nên uống nước ấm và hạn chế các thức uống có chứa cafein Súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp sát khuẩn và giảm bớt sự khó chịu ở cổ họng Ngậm các viên ngậm làm giảm đau họng Sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc ngồi trong phòng tắm để giảm bớt sự kích thích họng do không khí khô Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như khói bụi, thuốc lá.

Loading...